vĐồng tin tức tài chính 365

Nhu cầu dầu toàn cầu không thể phục hồi về mức trước dịch Covid-19

2020-09-15 22:59

Nhu cầu dầu toàn cầu không thể phục hồi về mức trước dịch Covid-19

Lê Linh

(TBKTSG Online) – Trong một báo cáo công bố hôm 14-9, Tập đoàn dầu khí BP (Anh) cho rằng nhu cầu dầu toàn cầu có thể đã chạm đỉnh vào năm ngoái và sẽ không bao giờ phục hồi trở về mức trước đại dịch Covid-19.

Cả BP lẫn OPEC đều bi quan về nhu cầu dầu toàn cầu. Ảnh: Reuters

Ba kịch bản bi quan cho nhu cầu dầu toàn cầu

Báo cáo của BP đặt ra ba kịch bản suy giảm của nhu cầu dầu toàn cầu trong 30 năm tới giữa lúc hiệu quả sử dụng năng lượng tăng lên và số xe chạy điện như Tesla được tiêu thụ ngày càng tăng nhanh. Ở kịch bản nền, trong đó, chính sách của các chính phủ và các ưu tiên xã hội diễn tiến giống như những năm gần đây, nhu câu dầu toàn cầu sẽ tăng nhẹ sau cú sụt giảm lịch sử do tác động của cuộc khủng hoảng Covid-19 nhưng sẽ bão hòa vào năm 2025 và bắt đầu suy giảm sau năm 2030.

Ở hai kịch bản còn lại, trong đó, các chính phủ sẽ triển khai các biện pháp quyết liệt hơn để giảm khí thải carbon và có sự thay đổi lớn trong nhận thức của xã hội, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ không bao giờ phục hồi phần sụt giảm do tác động của Covid-19. Điều này có nghĩa là nhu cầu dầu của thế giới đã lập đỉnh ở mức 100 triệu thùng/ngày vào năm 2019.

Báo cáo mới nhất của BP đưa ra quan điểm khác biệt lớn so với báo cáo của tập đoàn này vào năm ngoái khi BP dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng đến thập niên 2030.

Sự thay đổi này phản ánh tác động sâu sắc của dịch bệnh Covid-19 đối với các thị trường năng lượng toàn cầu khi nhu cầu đi lại của người dân và hoạt động sản xuất có lúc gần như tê liệt trong thời kỳ dịch bệnh.

Báo cáo của BP cho biết dầu sẽ dần được thay thế bởi năng lượng sạch từ các trang trại điện gió, điện mặt trời và các nhà nhà máy thủy điện, vốn đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong lịch sử. Spencer Dale, nhà kinh tế trưởng của BP, nói rằng tầm nhìn của BP về tương lai năng lượng toàn cầu trở nên xanh hơn vì sự kết hợp giữa đại dịch Covid-19 và các hành động chống biến đổi khí hậu đang tăng tốc.

Làn sóng Covid-19 thứ hai, đang khiến một số chính phủ tái áp đặt lệnh phong tỏa, cũng làm tăng xác suất thay đổi thói quen và hành vi của con người mãi mãi. BP cho rằng xu hướng làm việc từ xa có thể được duy trì ngay cả khi dịch bệnh lắng xuống, làm giảm hoạt động đi lại, ảnh hưởng đến nhu cầu dầu.

Sự tái trỗi dậy của dịch bệnh Covid-19 cũng sẽ kìm hãm các hoạt động kinh tế. Hôm 13-9, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu trong vòng 24 giờ đạt 307.930, mức cao kỷ lục trong một ngày.

Hôm 14-9, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhận định nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2021 sẽ tăng trưởng chậm hơn so với mức dự báo mà tổ chức này đưa ra hai tháng trước đó. OPEC cũng dự báo nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay suy giảm ở mức 9,46 triệu thùng/ngày, mạnh hơn so với mức suy giảm 9,1 triệu/thùng trong dự báo trước đó.

Dự báo của OPEC bi quan hơn là do đà phục hồi chậm của nền kinh tế toàn cầu và đà phục hồi chậm hơn dự báo của nhu cầu nhiên liệu vận tải cũng như số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng lên ở Ấn Độ, Indonesia, Philippines.

Trao đổi với CNN Business, Tổng Thư ký OPEC, Mohammad Barkindo, cho biết nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi ở tốc độ chậm hơn mức kỳ vọng của OPEC. Tuy vậy, ông vẫn cho rằng nhu cầu dầu sẽ tăng trong nửa đầu năm 2021. Ông nói: “Chúng tôi vẫn lạc quan nhưng ở mức thận trọng rằng thời kỳ tồi tệ nhất đã qua và chúng tôi đang chờ đón sự phục hồi. Nhưng sự phục hồi diễn ra như thế nào vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi”.

Giới đầu tư gây sức ép

BP không lạc quan với triển vọng với thị trường dầu. Đó là lý do tập đoàn này đang tìm cách thoát dần khỏi mảng dầu khí sau một thế kỷ thăm dò và khai thác để tập trung vào mảng năng lượng tái tạo. Trong tuần này, BP sẽ công bố chi tiết với giới đầu tư về chiến lược mới, trong đó, nâng mức đầu tư hàng năm cho công nghệ carbon thấp lên 5 tỉ đô la Mỹ vào năm 2030, gấp 10 lần so với hiện nay khi sản lượng dầu khí của tập đoàn này giảm 40% so với các mức của năm 2019.

Susannah Streeter, nhà phân tích thị trường ở Công ty Hargreaves Lansdown, nhận định quyết định đảo ngược từ một công ty dầu khí truyền thông sang một công ty năng lượng xanh của BP là một bước đi đầy thách thức. Ông nói: “BP vẫn còn sản xuất 2,6 triệu thùng dầu mỗi ngày và việc đột ngột thoát khỏi mảng kinh doanh cốt lõi để hướng đến năng lượng tái tạo có thể một số các nhà đầu tư rời bỏ tập đoàn này”.

Nhưng đồng thời, có nhiều nhà đầu tư khác muốn thấy các tập đoàn lớn trên toàn cầu như BP, Chevron, BHP, ExxonMobil, phải hành động nhiều hơn nữa để ứng phó biến đổi khí hậu. Các công ty này cùng với 157 công ty khác, được xem là những doanh nghiệp gây ô nhiễm lớn thế giới.

Hôm 14-9, tổ chức Climate Action 100+, đại diện cho các nhà đầu tư đang nắm giữ số tài sản 47.000 tỉ đô la Mỹ, đã gửi bức thư đến nhóm công ty này, kêu gọi họ phải đặt ta các chiến lược để đưa khí thải nhà kính của họ về mức zero ròng vào năm 2050 hoặc sớm hơn. Zero ròng có nghĩa là mức phát thải khí nhà kính phải được cân bằng mức bằng các giải pháp hấp thu lượng khí thải nhà kính tương đương từ khí quyển.

Climate Action 100+ cho rằng 161 công ty nói trên chịu trách nhiệm lên đến 80% khí thải nhà kính của ngành công nghiệp trên toàn cầu. Climate Action 100+ cho biết sang năm sẽ phát hành báo cáo đánh giá về sự tiến triển của 161 công ty này trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu.

Stephanie Pfeifer, Giám đốc điều hành Nhóm nhà đầu tư tổ chức về biến đổi khí hậu, có trụ sở ở London, nói: “Báo cáo này sẽ chỉ rõ  công ty nào đang xem hành động chống biến đổi khí hậu và vấn đề quan trọng hoạt động kinh doanh của họ. Các nhà đầu tư sẽ đặc biệt chú ý đến những công ty không đạt được các tiêu chí chống biến đổi khí hậu như mong muốn”.

Giới phân tích cho rằng cuộc khủng hoảng Covid-19 sẽ đẩy nhanh sự chuyển dịch từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là khi các chính phủ và giới đầu tư đang gây sức ép lên các công ty để buộc họ phải theo đuổi các mục tiêu giảm khí thải nhà kính, giúp ứng phó cuộc khủng hoảng khí hậu đang gây tác động tàn phá với các hoạt động kinh tế và cộng đồng trên toàn cầu.

Theo CNN

Xem thêm: lmth.91-divoc-hcid-court-cum-ev-ioh-cuhp-eht-gnohk-uac-naot-uad-uac-uhn/292803/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhu cầu dầu toàn cầu không thể phục hồi về mức trước dịch Covid-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools