Trong bối cảnh ngành hàng không toàn cầu vẫn phải đối mặt với viễn cảnh ế ẩm trong đại dịch COVID-19, các công ty kiếm lời từ việc tháo dỡ và buôn bán bộ phận máy bay lại tìm thấy cơ hội để thu lợi nhuận lớn.
Giá thành thấp, các vật liệu đã qua sử dụng nghiễm nhiên cạnh tranh với những bộ phận mới với mức chi phí được cho là quá đắt đỏ khi mà ngành hàng không vẫn điêu đứng mùa dịch.
Công ty tái chế Aerocycle của Canada đang lần đầu tiên tìm mua máy bay đã "nghỉ hưu", tháo dỡ và bán lại các bộ phận nhằm mục đích tái chế.
Thị trường tái chế mua bán bộ phận máy bay hoạt động mạnh.
Ông Ron Haber, CEO của công ty Aerocycle, cho biết: "Chúng tôi sẽ tháo những lớp cách nhiệt trên bức tường này để giao cho một công ty chuyên sản xuất xe bus điện. Họ muốn tái sử dụng các túi cách nhiệt cho phương tiện của mình".
Việc các nhà cung cấp không phải lo về các khoản chi tiêu hậu mãi - tức chi phí bảo trì, sửa chữa và đại tu ước tính khoảng 50 tỷ USD khi buôn bán các bộ phận máy bay cũ càng khiến hoạt động mới mẻ này bùng nổ. Số lượng máy bay bị tháo dỡ để lấy bộ phận được dự báo sẽ tăng gấp đôi lên 1.000 chiếc mỗi năm cho đến năm 2023.
Ông Ron Haber cho biết thêm: "Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời. Việc kinh doanh như thế này có thể giúp công ty chạm mức doanh thu chỉ có thể đạt được trong năm 2022 hay 2023".
Tuy nhiên, sự gia tăng quá nhanh trong làn sóng cung cấp các bộ phận máy bay cũ có thể khiến ngành công nghiệp ước tính trị giá 3.000 tỷ USD một năm này đứng trước nguy cơ bị giảm giá mạnh.
Dự kiến, sẽ có khoảng 2.000 máy bay phải lui về bãi đỗ và không thể quay lại hoạt động trong năm 2020. Tuy nhiên, số phận những chiếc máy bay này sẽ không chịu cảnh tháo gỡ ngay lập tức vì một số hãng hàng không vẫn hi vọng vào sự khởi sắc của thị trường.
VTV.vn - Trạng thái “bình thường mới” của ngành hàng không được xem là “lá chắn” đầu tiên chống lại COVID-19 xâm nhập từ bên ngoài.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!