vĐồng tin tức tài chính 365

Mở đầu vào đại học thế nào cho hợp lý?

2020-09-17 10:32
Mở đầu vào đại học thế nào cho hợp lý? - Ảnh 1.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2020 - Ảnh: NAM TRẦN

Tuy nhiên, đi cùng đó là việc đầu tư cơ sở vật chất, cải tiến chương trình, phương pháp đào tạo và đánh giá để có chất lượng.

* Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng trong bối cảnh hiện nay đại học Việt Nam nên mở đầu vào và siết chặt đầu ra. Quan điểm của ông thế nào?

- Mở đầu vào, siết đầu ra là phương pháp tuyển sinh, đào tạo mang tính phổ biến trong giáo dục đại học. Đây là nguyên tắc phổ biến, chứ không phải tuyệt đối. Việt Nam cũng cần thiết làm theo nguyên tắc này. 

Tuy nhiên, một số trường đặc thù như y khoa, mỹ thuật, kiến trúc ngoài tiêu chuẩn kiến thức tối thiểu, người học cần có kỹ năng phù hợp. Do đó, đầu vào có thể có các hình thức bổ sung để đánh giá kỹ năng, tố chất phù hợp với ngành nghề đào tạo. 

Ở các nước, việc mở đầu vào đi kèm với dịch vụ đào tạo chu đáo, đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru, chất lượng, hoàn thiện con người trong bốn năm đại học để khi tốt nghiệp người học có kiến thức và kỹ năng tốt nhất.

* Nhưng cũng có ý kiến cho rằng vào đại học dễ quá, những người không có năng lực sẽ bỏ giữa chừng gây ra sự lãng phí, thưa ông?

- Ưu điểm lớn nhất mở rộng đầu vào là nâng cao dân trí khi cơ hội tiếp cận và học đại học thuận lợi hơn. Nếu xác định chọn đại học, người học phải có quyết tâm và cố gắng học đến cùng để có được tấm bằng cũng như kiến thức đại học thực sự chất lượng. 

Mở đầu vào, trường đại học chịu nhiều áp lực cạnh tranh hơn và phải làm sao trở thành nơi đào tạo chất lượng, tin cậy. Đầu vào có thể không cao nhưng làm sao đầu ra phải đạt được những đòi hỏi của xã hội. Muốn như vậy, họ phải đầu tư nhiều hơn, cải tiến chương trình, phương pháp giảng dạy, đánh giá người học, nâng cao chất lượng đội ngũ.

Với người học, có thể có nhiều lý do như tài chính, năng lực... phải bỏ học giữa chừng. Tôi không cho rằng đây là sự lãng phí. Bởi trong một, hai năm đại học ít nhất họ cũng có trải nghiệm, tích tụ được kiến thức, kỹ năng cho cuộc sống của mình. Điều này góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, mà cũng tốt cho cả bản thân họ và xã hội.

Mở đầu vào đại học thế nào cho hợp lý? - Ảnh 2.

Sinh viên trúng tuyển vào Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) làm thủ tục nhập học - Ảnh: NHƯ HÙNG

* Mở đầu vào, trường tuyển ồ ạt và vượt quá năng lực đào tạo thì làm sao có chất lượng, thưa ông?

- Đó là điều mà trường đại học phải tính đến. Ở các nước, trường đại học đầu tư cho cơ sở vật chất, đội ngũ rất nhiều. Họ không sợ lãng phí bởi đó là một trong những yếu tố đưa đến chất lượng, thu hút người học. Do đó, trường đại học Việt Nam một mặt tiếp nhận thí sinh tương xứng với khả năng tiếp nhận của mình, mặt khác cần mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, con người, chương trình giảng dạy. 

Mở đầu vào, trường đại học chịu áp lực nhiều hơn, phải thay đổi nhiều hơn để có chất lượng tốt hơn. Cửa vào đại học như nhau, thí sinh sẽ không chọn trường có chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất yếu hơn.

* Còn việc siết đầu ra, theo ông, nên thực hiện thế nào?

- Nên hiểu đúng về việc siết đầu ra. Không phải mở đầu vào ồ ạt, trong quá trình đào tạo lại cố tình đánh rớt sinh viên một cách vô trách nhiệm để có số lượng sinh viên tốt nghiệp ít. Có thể trường đại học phải làm nghiêm túc, thậm chí khắc nghiệt nhưng điều đó nhằm đem lại kết quả thực chất, chứ không phải đánh rớt người học một cách lạnh lùng, cơ học và thiếu trách nhiệm. 

Hiểu một cách tích cực, siết đầu ra là làm sao để sinh viên tốt nghiệp có chất lượng, thực chất, đó là sứ mạng của trường đại học. Siết đầu ra không có nghĩa đầu ra phải ít. Số lượng đầu ra nhiều nhưng chất lượng tốt là cách tối ưu.

* PGS.TS Đỗ Văn Xê (hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM):

Mở cả đầu vào lẫn đầu ra

Tại sao chỉ mở đầu vào, siết đầu ra mà không mở luôn đầu ra? Mở ở đây không phải là buông lỏng, dễ dãi, thả nổi chất lượng đào tạo. Trước đây, khi trường đại học còn ít, chúng ta phải thực hiện thi tuyển đầu vào để chọn những người tốt nhất vào đại học. Tuy nhiên, hiện nay số trường đại học đã rất nhiều, chỗ học cũng lớn hơn đáng kể. Chúng ta có chỗ học thì vì sao lại hạn chế, cần phải mở đầu vào.

Đối với đầu ra, chúng ta phải đảm bảo theo các chuẩn chứ không phải siết, tuyển nhiều nhưng làm sao ra chỉ một số lượng hạn chế. Đào tạo theo tín chỉ, người học hoàn thành chương trình, đáp ứng được các chuẩn đầu ra thì được tốt nghiệp.

* TS Hà Thúc Viên (phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức):

Phải kiểm soát tốt các khâu

Mở đầu vào, siết đầu ra ở góc độ nào đó chúng ta mới chỉ nhìn vào khía cạnh chất lượng đào tạo mà chưa nhìn tương lai lâu dài. Người học vào nhiều nhưng trong quá trình học họ không đủ khả năng theo hết chương trình học sẽ như thế nào, họ sẽ làm gì sau đó? Đây là tổn phí rất lớn cho gia đình, không chỉ về tiền bạc mà còn thời gian, dang dở cơ hội học tập, tham gia thị trường lao động.

Công dân được học hành, có công ăn việc làm là điều quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Nếu mở đầu vào đại học nhưng làm không tốt sẽ dẫn đến những hệ lụy không tốt, kéo trì sự phát triển. Xã hội cần nhiều đối tượng lao động ở các bậc đào tạo khác nhau và phù hợp, không chỉ có đại học.

Nếu kiểm soát tốt các khâu, người học sẽ chọn bậc học phù hợp để hoàn thành, tham gia thị trường lao động. Khi đó đất nước có đủ nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội cũng như các chỉ số phát triển con người.

* ThS Ngô Thị Quỳnh Xuân (hiệu trưởng Trường CĐ Nghề du lịch Sài Gòn):

Mất cân đối trầm trọng nguồn lao động

Thực tế việc tuyển sinh đại học hiện nay đã rất thoáng. Việc rớt đại học rất khó. Chỉ có điều thí sinh có trúng tuyển vào trường, ngành mình mong muốn hay không. Nếu mở toang đầu vào đại học sẽ có mặt tích cực nhưng cũng không ít hạn chế.

Về lý thuyết, người học có điều kiện tiếp cận giáo dục đại học nhiều hơn khi hầu như không còn rào cản nào. Tuy nhiên, điều này sẽ làm mất cân đối trầm trọng nguồn nhân lực cung cấp cho xã hội. Ai cũng học đại học sẽ không còn ai học nghề. Đó là điều đi ngược lại các chủ trương phân luồng sau THCS, THPT.

* PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa (nguyên phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM):

Mở đầu vào đại học là không nên

Mỗi trường đại học có sứ mạng khác nhau, không phải trường nào cũng là trường đại học mở. Do vậy, tôi cho rằng thực hiện mở đầu vào đại học là không nên vì có nhiều yếu tố của hệ thống cũng như việc đảm bảo chất lượng, quyền lợi của người học.

Có thể một vài trường nào đó thực hiện tuyển sinh ghi danh nhưng tất cả các trường là điều không nên vì tác động tiêu cực đến cả hệ thống giáo dục. Có thể xây dựng một số trường đại học mở, ghi danh ở các miền nhưng ghi danh tất cả là không nên.

Hiện có rất nhiều quy định liên quan đến đảm bảo chất lượng như diện tích, giảng viên/sinh viên. Có không ít trường chưa đáp ứng được một số điều kiện đảm bảo chất lượng. Ở các nước phát triển, trường đại học của họ nhiều, đất rộng trong khi dân số ít nên cơ sở vật chất phục vụ đại học rất nhiều, tỉ lệ dân trong độ tuổi học đại học có thể lên đến 80%. Nhưng ở Việt Nam, nếu mở đầu vào đại học trong khi điều kiện đảm bảo chất lượng chưa đảm bảo sẽ tác động tiêu cực đến chất lượng đào tạo.

Hơn nữa, thực tế phần lớn người học sau phổ thông có nguyện vọng học đại học. Khi mở đầu vào như vậy, người học sẽ ồ ạt vào đại học, đầu tư thời gian, tiền bạc vào đó. Trong trường hợp năng lực bản thân không theo kịp, bị loại giữa chừng, đó sẽ là sự lãng phí rất lớn.

Việc mở đầu vào sẽ có không ít người làm giáo dục, trường đại học thích bởi nó mang lại nguồn thí sinh, nguồn thu cho họ tốt hơn. Tuy nhiên, chúng ta phải hết sức cân nhắc, không nên chạy theo nguyện vọng học đại học của số đông thí sinh mà phá vỡ các nguyên tắc chất lượng, vận hành của hệ thống.

Đã đến lúc cho ghi danh vào đại học và siết kỹ đầu ra?Đã đến lúc cho ghi danh vào đại học và siết kỹ đầu ra?

TTO - Trường công, trường tư đua nhau tuyển sinh với rất nhiều phương thức xét tuyển, chuyện học sinh nhận được giấy báo đỗ của 8-10 trường là bình thường. Nên chăng cho phép ghi danh vào đại học, sau đó siết đầu ra?

Xem thêm: mth.41283950261900202-yl-poh-ohc-oan-eht-coh-iad-oav-uad-om/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mở đầu vào đại học thế nào cho hợp lý?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools