Nguyễn Minh Hậu (bìa phải) trong một tiết học của khóa học mùa hè V.Gen Station 2020 Ảnh: V.SAN
Hậu chính là thủ khoa đầu vào Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) ba năm trước với điểm số 28,8/30 (khối D14).
Từ những năm cấp III ở Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt (Kiên Giang), Minh Hậu đã lăn xả vào nhiều hoạt động cộng đồng về bảo vệ môi trường, di tích lịch sử...
Khi vào đại học, cô từng chấp nhận "hi sinh" học lại một số môn học để có thể tham gia khóa học kéo dài vài tuần ở nước ngoài (học bổng Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á, do cựu tổng thống Mỹ Obama cho ra đời vào năm 2013).
Không phải là người tạo dựng V.Gen Station nhưng Hậu cảm thấy tiếc khi chương trình bị các anh chị sáng lập viên bỏ ngang, nên dồn sức gầy dựng lại theo các tiêu chí riêng mà bản thân và các cộng sự đồng lứa tuổi xác lập.
"Chúng tôi muốn thiết kế một chương trình mà giới trẻ Việt có thể tiếp cận tinh thần giáo dục khai phóng, như hiểu mình, hiểu biết các vấn đề xã hội, dấn thân tạo giá trị thay đổi tích cực cho cộng đồng. Việc học là không có giới hạn. Chúng tôi cũng mong muốn giúp các bạn trẻ có nơi chia sẻ cảm xúc, xây dựng các kỹ năng mềm" - Minh Hậu giải thích về nội dung chương trình.
Đến thời điểm hiện tại, đã vào năm cuối ngành quan hệ quốc tế, Hậu vẫn xoay mòng mòng từ khâu biên soạn đề cương, đi kêu gọi tài trợ và lập nhóm để quảng bá chương trình, lọc ứng viên, mời diễn giả (là các giảng viên đại học, tên tuổi có tiếng trong nhiều lĩnh vực)... từ tháng 3 để chương trình trên có thể hoạt động vào tháng 8-2020.
COVID-19 ập đến, những tưởng mọi công sức sẽ phải đổ bỏ, cô lại may mắn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ nhiều bên. "Những rủi ro không lường trước được như COVID-19 là cơ hội để chúng tôi tìm cách tối ưu hóa các giải pháp. Chẳng hạn chúng tôi rất tiếc phải hạn chế các học viên đến từ những vùng dịch, dặn dò và kiểm tra kỹ các biện pháp phòng chống dịch cho mọi người" - Hậu cho biết.
Nếu như những năm trước chương trình hướng đến đối tượng chủ yếu là sinh viên và tổ chức ở TP.HCM, năm nay Hậu và cộng sự quyết định tổ chức thêm một khóa học ở Kiên Giang và dành cho đối tượng chủ yếu là học sinh phổ thông ở các tỉnh miền Tây vốn chịu nhiều thiệt thòi so với bạn bè đồng trang lứa ở thành thị.
"Trong một lần đi phát quà Giáng sinh cho trẻ em nghèo dưới Rạch Giá, tôi rất xúc động khi một em nhỏ nói thích được tặng tập sách chứ không phải là bánh kẹo, đồ chơi. Điều đó khiến tôi suy nghĩ mãi", bạn nhớ lại.
Nói về lý do tham gia V.Gen Station, Ông Đức Nha (22 tuổi, cựu sinh viên ĐH Ngoại thương TP.HCM) cho biết: "Chương trình có nhiều hoạt động rất hiệu quả trong việc tạo sự kết nối, như các thành viên cùng chia sẻ câu chuyện, khó khăn, viết thư tay cho nhau..., và mọi người theo đó có cơ hội quan tâm, mở lòng hơn, có góc nhìn đa chiều hơn. Điều đó theo tôi là rất quan trọng, nhất là ở thời đại công nghệ can thiệp mạnh mẽ vào cuộc sống của giới trẻ".
TTO - Với mong muốn 'cho đi là còn mãi', chiều 23-2, tại khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM, ông Nguyễn Văn Minh (tự Minh 'cô đơn') đã trao tặng 500 ký gạo, xe đạp cùng 40 phần quà đến sinh viên và người lao động nghèo có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
Xem thêm: mth.70351820261900202-gnod-gnoc-gnod-taoh-ed-naig-ioht-noc-ioht-ud-auv-coh/nv.ertiout