Tin rao bán khách sạn tại các khu trung tâm như phố cổ Hà Nội hay Sài Gòn hay Nha Trang, Đà Nẵng, Đà Lạt… nơi vốn phát triển rất mạnh khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch ngày càng nhiều từ giữa đợt Covid-19 thứ hai,
Mới đây, một khách sạn 4 sao tại phường Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh chào bán với giá 350 tỷ đồng nhận được nhiều sự quan tâm bởi thiết kế không gian tại đây được nhiều người đánh giá đẹp mắt.
Theo một môi giới đang chào bán, khách sạn gồm 10 tầng, diện tích 196m2, 66 phòng ngủ, có tầm nhìn ra quang cảnh Sông Sài Gòn và Bến Bạch Đằng và nhiều tiện nghi như bể sục ngoài trời, quán bar trên sân thượng cũng như nhà hàng và trung tâm spa.
Không gian bên trong khách sạn.
Khối tài sản này đang rao bán 350 tỷ đồng.
Phòng khách sạn.
Hồ bơi tầng thượng là điểm nhấn gây chú ý của khách sạn.
Không gian khá đẹp.
Cảnh đêm từ tầng thượng.
Thực tế cho thấy, không chỉ khách sạn 10 tầng này mà rất nhiều dự án có quy mô dưới 100 phòng nằm trên các con phố Lý Tự Trọng, Bùi Thị Xuân hay Lê Thánh Tông đang rao bán với giá giá từ vài chục tỷ đồng cho đến vài trăm tỷ đồng như Alagon Saigon Hotel & Spa hay Golden Central Sài Gòn, Fusion. Đã bắt đầu xuất hiện cả những khách sạn có quy mô lớn hơn, rao bán cả nghìn tỷ đồng nằm trên đường Sương Nguyệt Ánh, phường Bến Thành, quận 1.
Theo Tuấn Anh, môi giới bất động sản tại TP HCM, khách sạn mà anh đang chào bán có thu nhập hàng tháng từ 120 – 160 triệu đồng. Gia chủ sẵn phần mềm quản lý, doanh thu và độ lấp phòng, thu chi qua điện thoại, các giấy tờ mua bán hợp pháp và sẵn sàng giảm giá 5% hoặc tùy thương lượng cho người mua có thiện chí. Tuy nhiên, do tình hình khó khăn do dịch bệnh, số người hỏi mua khách sạn rất ít.
"10 năm làm nghề, chưa khi nào mà việc rao bán khách sạn lại khó như thế này", Tuấn Anh than thở.
Mặc dù được đánh giá tốt về vị trí thuận tiện giao thông, thiết kế đẹp, nhưng việc đẩy nhanh giao dịch mua bán của các khách sạn trong dịch Covid-19 vẫn đang gặp khó. Giới bất động sản nhận định, chưa năm nào hiện tượng rao bán các khách sạn cũng như các bất động sản giá trị lớn lại đang diễn ra mạnh như năm nay trong 10 năm qua.
Giới chuyên gia bất động sản nhận định, làn sóng rao bán khách sạn năm nay chưa từng thấy trong nhiều năm qua.
Theo ông Nguyễn Trọng Thức, Phó giám đốc của CBRE Hotels Việt Nam, thị trường khách sạn trong giai đoạn 2020 - 2021 sẽ luôn trong tư thế phòng thủ. Hoạt động kinh doanh của thị trường có thể thay đổi liên tục do phải đối mặt với những biến động khó lường về dịch bệnh cho đến khi có vắc xin phòng ngừa hoặc phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Hiện nhiều tập đoàn/quĩ đầu tư đang săn đón những tài sản đang bị áp lực nợ với mức định giá thấp. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa ghi nhận nhiều tài sản như thế này ở phân khúc 4-5 sao, mà chủ yếu tập trung ở những phân khúc thấp hơn. Song song với đó, nhiều cơ hội cũng mở ra khi những chủ sở hữu các chuỗi khách sạn cũng đang tìm cách thoái vốn tại một số tài sản kém hiệu quả.
Đánh giá trong dài hạn, báo cáo CBRE chỉ ra rằng, triển vọng phát triển của ngành khách sạn ở Việt Nam khả quan nhờ vào cơ sở hạ tầng cải thiện, chính sách thị thực ưu đãi và định hướng đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của Nhà nước.
Hơn nữa, Việt Nam được cả thế giới biết đến là một trong những quốc gia ứng phó thành công và hiệu quả nhất trong đại dịch, xây dựng hình ảnh một điểm đến an toàn trên bản đồ du lịch thế giới, sẽ thu hút khách du lịch trở lại.