vĐồng tin tức tài chính 365

Hàng miễn thuế kích thích tiêu dùng ở Trung Quốc

2020-09-18 12:01

Hàng miễn thuế kích thích tiêu dùng ở Trung Quốc

Ricky Hồ - Lê Hiếu

(TBKTSG Online) - Trung Quốc đang ấp ủ kế hoạch biến Hải Nam thành trung tâm thương mại toàn cầu có tầm cỡ với Hồng Kông, Paris hay London. Trọng tâm của kế hoạch đến 30 năm này là phát triển mảng mua sắm hàng miễn thuế.

Nhưng trước khi Hải Nam vươn vai trở thành gã khổng lồ, làn sóng mua sắm hàng miễn thuế ở hòn đảo nghỉ mát này đang kích thích tiêu dùng nội địa, giúp hồi phục kinh tế ở đất nước khổng lồ giữa mùa dịch…

Chính sách thu hút du khách nước ngoài mua hàng miễn thuế ở Hải Nam là một phần trong kế hoạch biến hòn đảo thành khu thương mại tự do hàng đầu thế giới.

Tham vọng toàn cầu

Khi du khách bắt đầu quay lại, doanh thu hằng ngày của cửa hàng miễn thuế Haitang Bay Duty Free Shop ở thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam đã tăng trên 100.000 nhân dân tệ (hơn 14.800 đô la Mỹ). Cửa hàng do tập đoàn quốc doanh China Duty Free Group điều hành đã phục vụ khoảng 740.000 du khách từ ngày 1-7 đến 18-8, nhiều hơn 70% so với cùng kỳ năm trước. Cửa hàng lập nên kỷ lục quốc tế với doanh thu đạt 5 tỉ nhân dân tệ trong vòng 49 ngày.

Không chỉ Haitang Bay, làn sóng mua sắm đang lướt qua và tăng mạnh ở các cửa hàng miễn thuế ở Hải Nam. Đây là kết quả của những thay đổi chính sách nhằm biến Hải Nam thành “thiên đường mua sắm miễn thuế”, nhằm biến đảo du lịch này thành một trung tâm thương mại tầm cỡ quốc tế, có thể cạnh tranh với Hồng Kông, Paris và London. Nhưng trong khi chờ chuyển biến trong vài thập niên tới, Hải Nam được dùng như đòn bẩy kích thích tiêu dùng nội địa, nhằm phục hồi kinh tế giữa mùa dịch.

Chỉ trong năm nay, chính phủ cấp ba giấy phép mới cho mô hình kinh doanh cửa hàng miễn thuế. Đây là một động thái chưa từng có, trang tin Caixin bình luận, bởi trong bốn thập niên qua chỉ có bảy giấy phép được cấp.

Một giám đốc điều hành của công ty Shenzhen Duty Free Commodity Group thuộc sở hữu nhà nước cho rằng: “Mọi người đang kỳ vọng thị trường bán lẻ miễn thuế của Trung Quốc sẽ tăng trưởng lên 200 tỉ nhân dân tệ trong ba năm tới”.

Đây là mức tăng trưởng bốn lần từ con số 50 tỉ nhân dân tệ hiện tại. Lĩnh vực bán lẻ hiện chiếm 12.000 tỉ nhân dân tệ trong nền kinh tế trị giá 95.800 tỉ nhân dân tệ của Trung Quốc.

Từ ngày 1-7 tại Hải Nam, một loạt chính sách mới đã đi vào hiệu lực, gỡ bỏ bớt hạn chế để du khách được quyền mua nhiều sản phẩm miễn thuế hơn. Theo các quy định mới, hạn ngạch cho các cá nhân mua hàng miễn thuế ở Hải Nam đã tăng gấp ba lần lên 100.000 nhân dân tệ cho một năm.

Hơn thế nữa, danh mục hàng miễn thuế cũng tăng từ 38 mặt hàng lên 45, bổ sung thêm các sản phẩm mới như điện thoại di động, máy tính bảng và rượu. Theo dự kiến, nhiều nhà bán lẻ hàng miễn thuế mới được cấp phép sẽ mở cửa hàng ở Hải Nam dưới các quy định mới này.

Nhu cầu mua hàng miễn thuế còn rất lớn

Một cửa hành miễn thuế ở đảo Hải Nam. Đây là hình ảnh của Văn phòng Hải Nam ở Tokyo sử dụng để quảng bá với thị trường du lịch Nhật Bản. Ảnh: Hainan Government Office

Hiện Trung Quốc có 18 cửa hàng miễn thuế dành cho du khách nước ngoài và khách nội địa đi du lịch nước ngoài. Đối với những người không thể đi du lịch thường xuyên, họ có thể sử dụng các trang thương mại điện tử và các dịch vụ giúp mua sắm hàng từ nước ngoài từ các “daigou” – những người mua bán hàng xách tay, mua hàng ở nước ngoài và sau đó bán lại cho khách trong nước. 

Dịch bệnh đã làm gián đoạn các chuyến đi nước ngoài, nhưng người Trung Quốc vẫn chi từ 600-700 triệu đô la mỗi tháng để mua các sản phẩm làm đẹp miễn thuế từ Hàn Quốc, chủ yếu thông qua các thương gia tư nhân hoạt động trong lĩnh vực “daigou”.

Ngay cả khi đại dịch đã làm giảm nhu cầu mua sắm, người tiêu dùng Trung Quốc vẫn là khách hàng chính của các thương hiệu quốc tế. Doanh số từ Trung Quốc đã nâng cao kết quả của các nhãn hàng xa xỉ Kering và LVMH trong quí 2 khi doanh thu từ hầu hết các thị trường khác đều sụt giảm.

Kinh doanh hàng miễn thuế đem về tỷ suất lợi nhuận 50%

Kể từ khi cửa hàng miễn thuế đầu tiên của Trung Quốc xuất hiện vào những năm 1980, thị trường bán lẻ hàng miễn thuế của Trung Quốc là một lĩnh vực được kiểm soát chặt chẽ bởi bảy công ty nhà nước, với China Duty Free Group chiếm gần 90% thị trường. Các đối thủ như Sunrise Duty Free Group của tư nhân bị hạn chế bởi địa điểm mở cửa hàng và danh sách mặt hàng.

Mảng bán lẻ hàng miễn thuế đang sinh lợi rất cao cho các công ty Trung Quốc. Theo Hiệp hội Thương mại Trung Quốc về hàng hóa tổng hợp, tỷ suất lợi nhuận trung bình của ngành bán lẻ Trung Quốc là 18,1% vào năm 2019, với 11% nhà bán lẻ chịu lỗ. Ngược lại, China Duty Free Group duy trì tỷ suất lợi nhuận 45-53% trong suốt ba năm qua.

Trong khi đó, đảo Hải Nam hiện đóng góp 26% vào tổng doanh số bán hàng miễn thuế ở Trung Quốc. CSC Financial cho biết trong một báo cáo nghiên cứu rằng tỷ trọng này có thể tăng lên 50% nhờ vào các ưu đãi gần đây từ chính phủ.

Hải Nam đang hưởng lợi từ lĩnh vực hàng miễn thuế vì khách du lịch đang kéo về hòn đảo nghỉ mát này khi các điểm đến nước ngoài được người Hoa ưa chuộng vẫn còn đóng cửa. Trong nửa đầu năm nay, doanh thu bán lẻ hàng miễn thuế đóng góp 1/3 tổng doanh thu của ngành du lịch đạt 22,8 tỉ nhân dân tệ của hòn đảo.

Chính quyền Hải Nam cho biết họ sẽ thúc đẩy thị trường bán lẻ này bằng cách kêu gọi các nhà bán lẻ đủ điều kiện từ các tỉnh thành khác đến Hải Nam để mở cửa hàng. Tỉnh cũng có kế hoạch mở thêm ba cửa hàng miễn thuế ở Tam Á trong năm nay.

Thách thức cho các nhà bán lẻ truyền thống

Khách xếp hàng chờ đến lượt mua hàng miễn thuế ở Hải Nam vào tháng 7-2020. Ảnh: Caixin

Trung Quốc đã cắt giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng trong vài năm qua, nhưng các rào cản về thuế và phi thuế vẫn tạo ra khoảng cách khá lớn về giá cả giữa các mặt hàng tiêu dùng cao cấp được bán ở Trung Quốc và nước ngoài. Du khách Trung Quốc vẫn chuộng mua sắm khi đi du lịch nước ngoài.

Bộ Thương mại cho biết người dân Trung Quốc đã chi hơn 180 tỉ nhân dân tệ cho các sản phẩm miễn thuế ở nước ngoài trong năm 2018, gấp khoảng 4,6 lần số lượng hàng miễn thuế mua ở Trung Quốc.

Trung Quốc đang áp thuế nhập khẩu với hàng may mặc và các sản phẩm làm đẹp ở mức 6,9%; mỹ phẩm cao cấp là 15%; các mặt hàng xa xỉ như nước hoa và đồng hồ trên 30%. Vì thế, một sản phẩm làm đẹp có giá 500 tệ trong một cửa hàng trong thành phố có thể được bán với giá dưới 370 tệ tại một cửa hàng miễn thuế.

Chính sách mới cũng mang lại nhiều thách thức với các nhà bán lẻ truyền thống và các gã thương mại điện tử khổng lồ. Quản lý của một trung tâm mua sắm ở Bắc Kinh cho biết rằng do ảnh hưởng từ các chính sách mới ở Hải Nam, doanh số của một vài loại mỹ phẩm bị đánh thuế đã sụt giảm 20-30%. Giám đốc điều hành của một thương hiệu cao cấp dự đoán rằng sự gia tăng cạnh tranh sẽ dần thu hẹp chênh lệch giá cả giữa các sản phẩm miễn thuế và bị đánh thuế.

Xem thêm: lmth.couq-gnurt-o-gnud-ueit-hciht-hcik-euht-neim-gnah/404803/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hàng miễn thuế kích thích tiêu dùng ở Trung Quốc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools