Bệnh viêm não ngựa miền đông do muỗi lây truyền - Ảnh chụp màn hình CNN
Theo Hãng tin Reuters, sau nhiều tháng nỗ lực kiềm chế đại dịch COVID-19, ngày 17-9, các quan chức ở bang Michigan của Mỹ đã đẩy mạnh cuộc chiến chống lại một loại bệnh khác có khả năng gây chết chóc nhiều hơn: viêm não ngựa miền đông (Eastern equine encephalitis, EEE), một bệnh do muỗi lây truyền.
Cơ quan Y tế và các dịch vụ nhân sinh bang Michigan ngày 17-9 cho biết họ đã tăng cường công tác phun thuốc diệt muỗi từ trên cao vào ban đêm tại các khu vực ẩn chứa nguy cơ cao của bang này, sau khi nghi ngờ 28 con ngựa và 1 người đã mắc EEE ở 11 hạt của bang này.
EEE xuất hiện trên khắp miền đông nước Mỹ cũng như nhiều khu vực ở vùng Trung Tây của nước này. Tuy nhiên, loại bệnh này hiếm khi gặp ở người, theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ.
Loại bệnh này đã khiến 30% số người mắc tử vong và cũng gây ra tổn thương thần kinh lâu dài. Dữ liệu của CDC cho thấy tính từ đầu năm nay đến ngày 9-9, chỉ 5 người ở Mỹ được chẩn đoán mắc EEE. Con số này không gồm trường hợp ở bang Michigan.
Các quan chức địa phương đang nỗ lực phản ứng nhanh trước loại bệnh này. Các máy bay đã bắt đầu phun thuốc diệt côn trùng Merus 3.0 tại nhiều khu vực của Michigan trong tuần này. Năm ngoái, bang Michigan đã phun loại thuốc diệt côn trùng này trên một vùng rộng 202.000ha.
Tuy nhiên, các quan chức địa phương trước đây đã bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng của thuốc phun diệt côn trùng, gồm tác động tới loài ong mật.
Nhưng bang Michigan đầu tuần này nói rằng họ "kỳ vọng không có các nguy cơ về sức khỏe". Dẫu vậy, họ cảnh báo người dân che chắn các ao cá cảnh cũng như xem xét hủy các hoạt động ngoài trời để giảm nguy cơ bị muỗi đốt.
Còn theo Đài CNN, nhà chức trách đang thúc giục người dân ở lại trong nhà lúc trời tối sau khi một cư dân ở hạt Barry bị nghi đã mắc EEE.
"Ca nghi mắc EEE này ở Michigan cho thấy đây là mối đe dọa liên tục đối với sức khỏe và sự an toàn của người Michigan, đòi hỏi phải có các hành động liên tục để ngăn phơi nhiễm", bác sĩ Joneigh Khaldun tại Cơ quan Y tế và các dịch vụ nhân sinh bang Michigan nói.
TTO - Một loạt nước châu Âu đang áp đặt các biện pháp ứng phó mới sau khi ghi nhận số ca nhiễm tăng kỷ lục. Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại châu Âu cảnh báo các nước không nên giảm thời gian cách ly người có nguy cơ lây nhiễm.
Xem thêm: mth.30851820181900202-cahk-cohc-tehc-hneb-nac-nagn-cul-on-ym-gnab-91-divoc-teh-auhc/nv.ertiout