vĐồng tin tức tài chính 365

Công ty chứng khoán nội trong làn sóng ‘bán mình’ cho nhà đầu tư Hàn Quốc

2020-09-19 12:14

Công ty chứng khoán nội trong làn sóng ‘bán mình’ cho nhà đầu tư Hàn Quốc

V.Dũng

(TBKTSG Online) - Xu hướng các tổ chức, nhà đầu tư Hàn Quốc thâu tóm công ty chứng khoán (CTCK) Việt Nam đã trở nên mạnh mẽ trong những năm trở lại đây. Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư đến từ xứ sở kim chi đã thâu tóm cổ phần của 8 công ty chứng khoán trong nước.

Cả 4 công ty chứng khoán lớn nhất Hàn Quốc đều đã bước chân vào thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua cá thương vụ thâu tóm. Ảnh minh họa: KB Securities

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ra quyết định chấp thuận giao dịch làm thay đổi quyền sở hữu cổ phần chiếm từ 10% trở lên vốn điều lệ đã góp của Công ty cổ phần Chứng khoán SJC (SJCS).

Theo đó, 11 cá nhân trong nước là cổ đông của SJCS đã chuyển nhượng toàn bộ 3,45 triệu cổ phiếu SJCS, tương đương tỷ lệ 65,01% cổ phần cho đối tác đến từ Hàn Quốc là Asam Asset Management. Mức giá của thương vụ chuyển nhượng này không được tiết lộ.

Được biết, Asam Asset Management được thành lập năm 1996 tại Hàn Quốc, hiện đang quản lý khối tài sản 310 tỉ Won (270 triệu đô la). Asam Asset Management hiện diện tại Việt Nam từ tháng 4-2018, chuyên thực hiện các nghiệp vụ nghiên cứu, phân tích, tư vấn đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Về phần SJCS, công ty này được thành lập vào năm 2008 với vốn điều lệ là 53 tỉ đồng. Trong những năm gần đây hoạt động của CTCK này tương đối ảm đạm. Tính đến ngày 31-12-2019, tổng tài sản của Chứng khoán SJC là 36,9 tỉ đồng, mức lỗ lũy kế ghi nhận thời điểm đó gần 17,8 tỉ đồng. Nửa đầu năm 2020, SJCS lỗ 1,3 tỉ đồng, nâng lỗ lũy kế lên hơn 21 tỉ đồng.

Sau khi chuyển nhượng cổ phần cho đối tác Hàn Quốc, các thành viên trong ban lãnh đạo SJCS đã từ nhiệm và được thay thế bởi các thành viên đến từ Asam Asset Management.

Đây là thương vụ thâu tóm thứ 2 của đối tác Hàn Quốc với CTCK Việt Nam chỉ trong vòng một tháng. Trước đó trong tháng 8, The Kwangju Bank, Ltd. đã mua lại CTCK Morgan Stanley Gateway và đổi tên thành Công ty TNHH Chứng khoán JB Việt Nam với vốn điều lệ 300 tỉ đồng.

Các thương vụ kể trên đánh dấu việc danh sách thâu tóm công ty chứng khoán Việt Nam của các tập đoàn Hàn Quốc được nối dài thêm. Tính cả hai thương vụ liên tiếp do Asam Asset Management và The Kwangju Bank tiến hành, cho đến thời điểm hiện tại, nhà đầu tư từ Hàn Quốc đã thâu tóm cổ phần của 8 công ty chứng khoán trong nước.

Mở màn cho chuỗi thâu tóm là việc Korea Investment & Securities (KIS) đã mua lại cổ phần của Công ty Chứng khoán Gia Quyền (EPS) sau đó đổi tên thành Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam vào tháng 12-2010.

Chuỗi thâu tóm tiếp sau đó được nhắc đến với các thương vụ điển hình như Shinhan Investment Corportion mua lại Chứng khoán Nam An và đổi tên thành Chứng khoán Shinhan Việt Nam (NASC) vào tháng 2-2016. Tháng 11-2017, nhà đầu tư Hàn Quốc thâu tóm cổ phần của Công ty cổ phần Chứng khoán Woori CBV, sau đó đổi tên thành Công ty TNHH Chứng khoán NH Việt Nam.

Cũng trong năm 2017, KB Securities hoàn thành thương vụ mua lại 99,4% vốn của Chứng khoán Maritime (MSI), sau đó đổi tên thành Chứng khoán KB Việt Nam.

Tháng 5-2019, Chứng khoán và Đầu tư Hanwha (Hàn Quốc) hoàn tất thương vụ mua 90,05% cổ phần tại Công ty cổ phần Chứng khoán HFT. Sau đó, công ty được đổi tên thành Công ty Chứng khoán Pinetree.

Sau loạt thương vụ thâu tóm, đến cuối năm 2019, cả bốn CTCK lớn nhất tại Hàn Quốc đều đã hiện diện trên thị trường chứng khoán Việt Nam gồm Mirae Asset, NH Securities and Investment, KB Securities và Korea Investment and Securities

Đặc điểm chung sau các thương vụ thâu tóm là các "đại gia" từ Hàn Quốc sẽ đổi tên công ty ngay sau đó và tiến hành tăng vốn điều lệ. Trái ngược với tình trạng khó khăn trong việc tăng vốn của các CTCK nội, việc tăng vốn điều lệ thêm hàng ngàn tỉ đồng được các CTCK Hàn Quốc tiến hành một cách dễ dàng.

Với tiềm lực tài chính hùng hậu, các CTCK ngoại đang gây ra áp lực cạnh tranh mạnh mẽ với các CTCK nội trên mọi phương diện, từ chất lượng dịch vụ cho tới số lượng chi nhánh và đặc biệt ở khả năng cung cấp nguồn vốn cho vay (margin). Tính đến ngày 30-6, Mirae Asset Việt Nam là công ty chứng khoán dẫn đầu về giá giá trị cho vay margin tại Việt Nam.

Xem thêm: lmth.couq-nah-ut-uad-ahn-ohc-hnim-nab-gnos-nal-gnort-ion-naohk-gnuhc-yt-gnoc/724803/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Công ty chứng khoán nội trong làn sóng ‘bán mình’ cho nhà đầu tư Hàn Quốc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools