vĐồng tin tức tài chính 365

Các công ty Trung Quốc bắt đầu nhận ra 'quê nhà vẫn hơn'

2020-09-30 21:13

Các công ty Trung Quốc bắt đầu nhận ra 'quê nhà vẫn hơn'

Ricky Hồ - Lê Hiếu

(TBKTSG Online) - Các công ty phát triển nhanh nhất, tham vọng nhất của Trung Quốc đã từng đổ xô đến Mỹ để huy động vốn. Tuy nhiên, các căng thẳng địa chính trị leo thang và sự hấp dẫn ngày càng gia tăng từ việc niêm yết gần nhà đã đẩy các công ty về phía Hồng Kông và Thượng Hải. Xu hướng “về quê nhà gọi vốn” ngày càng rõ rệt.

Tập đoàn Yum China, vốn điều hành chuỗi KFC ở Trung Quốc, niêm yết trên thị trường New York và thị trường thứ cấp Hồng Kông - Ảnh: Bloomberg

Kể từ tháng 11 năm ngoái, theo hãng tư vấn tài chính Refinitiv của Anh, tám công ty Trung Quốc đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York hoặc thị trường chứng khoán Nasdaq cũng đăng ký lên sàn ở thị trường thứ cấp tại Hồng Kông.

Tổng số vốn họ đã gọi đạt 25,6 tỉ đô la. Các công ty này, với tổng vốn hóa thị trường gần 1.000 tỉ đô la, bao gồm gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba Group Holding Ltd. và Yum China Holdings Ltd. – công ty điều hành các chuỗi nhà hàng lớn nhất của Trung Quốc.

“Di cư ngược” gia tăng

Tờ The Wall Street Journal ghi nhận tốc độ của những cuộc di cư ngược và từng phần như vậy đã tăng lên trong mùa hè vừa qua. Các hãng này vẫn duy trì việc niêm yết tại Mỹ, nhưng đối với họ thì cổ phiếu được giao dịch ở Hồng Kông là một biện pháp phòng hờ an toàn, nếu họ phải rời khỏi sàn giao dịch ở New York.

Các công ty Trung Quốc đang bị giằng xé hoặc gặp cảnh “tiến thoái lưỡng nan”: không muốn bị đẩy khỏi thị trường vốn lớn nhất thế giới dù bị các nhà lập pháp Mỹ đe dọa không ngừng, đồng thời cũng nhận ra sự hấp dẫn của thị trường quê nhà.

Hiện các công ty Trung Quốc có thể bị hủy niêm yết nếu nhà chức trách Mỹ không thể kiểm toán chặt chẽ hơn.

George Magnus, nhà nghiên cứu cộng tác với Trung tâm Trung Quốc của Đại học Oxford, nhận định rằng viễn cảnh Mỹ hủy niêm yết là một phần trong "cuộc chiến tài chính Mỹ - Trung". Cuộc chiến này có thể tương đối chậm, nhưng vẫn đang leo thang với cách khu vực công của Mỹ đầu tư vào các tài sản ở Trung Quốc và các đề nghị cắt Trung Quốc khỏi hệ thống thanh toán quốc tế.

Alibaba và các công ty Trung Quốc đang niêm yết tại Mỹ đã chào bán cổ phiếu của mình ở Hồng Kông. Sự kiện này đánh dấu sự giám sát ngày càng gia tăng đối với các công ty có trụ sở tại Trung Quốc, cũng như nguy cơ bị hủy niêm yết hoặc bị loại bỏ khỏi thị trường gọi vốn Mỹ, trong hồ sơ pháp lý của họ.

Hiện nhiều công ty Trung Quốc đang chuẩn bị niêm yết cổ phiếu tại Hồng Kông hoặc Thượng Hải, bao gồm cả công ty tài chính công nghệ khổng lồ Ant Group thuộc tập đoàn Alibaba. Các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) kết hợp trên cả hai sàn này có thể giúp Ant huy động được hơn 30 tỉ đô la.

Các đợt IPO của các “đại gia” công nghệ Trung Quốc tại Hồng Kông và Thượng Hải thể hiện rõ tham vọng lớn của Trung Quốc: Biến hai nơi này thành hai trung tâm tài chính đẳng cấp thế giới và thu hút nhiều dòng vốn toàn cầu hơn. Khu vực này cũng mang lại nhiều lợi ích cho các chủ ngân hàng trong việc đầu tư xử lý các giao dịch, cũng như các sàn giao dịch và nhà môi giới.

Quê nhà... vẫn hơn

Tucker Highfield, đồng Giám đốc thị trường vốn cổ phần khu vực châu Á - Thái Bình Dương của ngân hàng Bank of America, bình luận: “Với khối lượng giao dịch cao hơn, sẽ có thêm nhiều hãng công nghệ lớn của Trung Quốc có thể đăng ký niêm yết tại Hồng Kông trong năm nay hoặc năm sau, thay vì ở Mỹ”.

Thomas Gatley, nhà phân tích thuộc hãng nghiên cứu tài chính và tiền tệ Gavekal có trụ sở tại Hồng Kông, nói rằng: “Bên chiến thắng lớn nhất có lẽ là lĩnh vực tài chính của Hồng Kông và Thượng Hải. Điều này cũng tốt cho các nhà đầu tư đại lục chưa tiếp cận với các lĩnh vực phát triển nhanh nhất của nền kinh tế”.

Sàn giao dịch Thượng Hải đã tạo thị trường theo phong cách Nasdaq của riêng mình để niêm yết các công ty công nghệ vào năm ngoái, thu hút gần 180 đợt IPO. Hầu hết các cổ phiếu đã tăng vọt, với tổng giá trị khoảng 722 tỉ nhân dân tệ, tương đương với 106 tỉ đô la.

Tháng 7 vừa rồi, hãng sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc Semiconductor Manufacturing International Corp. (SMIC) đã xuất hiện lần đầu trên thị trường STAR. Họ đã huy động được khoản tiền vốn trị giá 53,2 tỉ nhân dân tệ, tương đương với 7,79 tỷ đô la. SMIC đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York vào năm 2004 nhưng lại bị xóa tên khỏi sàn giao dịch có biệt danh “Big Board” này vào năm ngoái.

Jixun Foo, đối tác quản lý tại Thượng Hải của quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế GGV Capital, cho biết nhiều tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc có khả năng sẽ nối gót tập đoàn tài chính Ant trong việc theo đuổi niêm yết kép ở cả Hồng Kông và Thượng Hải.

Nisa Leung thuộc Qiming Venture Partners - hãng chuyên về viễn thông, truyền thông và công nghệ cũng như chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc – cho biết rằng có 20 công ty danh mục đầu tư dự định sẽ nộp hồ sơ IPO trong 20 tháng tới. Hầu hết đều nhắm đến Hồng Kông hoặc Thượng Hải.

Đối với Trung Quốc, các hãng đại công nghệ được niêm yết trong nước cũng là chuyện mặt mũi. Ông Thomas Gatley nói rằng: “Bắc Kinh rõ ràng là đã nhận thấy rằng thời điểm hiện tại là thích hợp để họ khẳng định vị thế của mình trên toàn cầu. Thị trường tài chính là cơ hội dễ dàng để chứng tỏ điều này”.

Thị trường Mỹ vẫn đầy ma lực

Thập niên 2010-2019 là giai đoạn đầy thua lỗ trên thị trường chứng khoán Thượng Hải, ngay cả khi nền kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng nhanh. Trong khi đó, các chỉ số chứng khoán các thị trường khác đều tăng mạnh. Cùng thời gian đó, các công ty Trung Quốc có giá trị niêm yết cao nhất ở nước ngoài đã tăng gấp bội về giá trị, với người dẫn đầu là Alibaba và Tencent Holdings Ltd. chỉ niêm yết ở Hồng Kông.

Hai công ty này hiện nằm trong danh sách 10 công ty có giá trị nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường: Tính đến ngày 22-9, vốn hóa của Alibaba trị giá 745 tỉ đô la, còn Tencent đạt 628 tỉ.

Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung cũng căng thẳng hơn, với mỗi bên đều ra các biện pháp hạn chế của mình. Rocky Lee, thuộc hãng luật King & Wood Mallesons có trụ sở tại Bắc Kinh, nói rằng: Với các hãng công nghệ Trung Quốc, việc niêm yết trong nước có thể giúp họ tuân thủ các quy định ở các khu vực pháp lý khác nhau dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, sức hút của việc niêm yết trên thị trường Mỹ vẫn đầy ma lực với một số công ty Trung Quốc. Thị trường ở Hồng Kông và Trung Quốc đại lục không thể nào có thể so sánh với thị trường xứ cờ hoa về dòng vốn sẵn sàng đổ vào, hoặc là sự tiện lợi cho các nhà đầu tư trong việc tích lũy hoặc bán đi phần lớn cổ phiếu mà không bị tác động quá lớn từ thị trường.

Ông Jixin Foo của quỹ GGV nói rằng Mỹ vẫn còn là rất hấp dẫn với một số công ty Trung Quốc mà các nhà đầu tư phương Tây hiểu rõ và ưa chuộng, đặc biệt là với các hãng có nhu cầu gọi vốn liên tục. Ông cho biết: “Thị trường Mỹ có nguồn vốn dồi dào hơn, với nhiều lựa chọn gọi vốn đa dạng như trái phiếu chuyển đổi và các nhà đầu tư quen thuộc với các sản phẩm này”.

Xem thêm: lmth.noh-nav-ahn-euq-ar-nahn-uad-tab-couq-gnurt-yt-gnoc-cac/908803/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Các công ty Trung Quốc bắt đầu nhận ra 'quê nhà vẫn hơn'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools