Môi giới nhà đất thường đánh vào tâm lý người tiêu dùng là mua nhà đất phát mãi sẽ rẻ hơn giá thị trường, đồng thời mượn danh các ngân hàng lớn để chiêu dụ người tiêu dùng vào bẫy.
Đang có tiền nhàn rỗi, chị Ngọc Vân muốn đầu tư vào bất động sản nên đã tìm hiểu thông tin rao bán đất ngân hàng phát mãi giá rẻ tại quận 9, TP.HCM trên một trang fanpage dưới tên một ngân hàng lớn.
Tuy nhiên, khi đến điểm hẹn, chị thấy rất đông nhân viên môi giới của công ty bất động sản Khang Thịnh Phát mà không thấy có bất kỳ nhân viên ngân hàng nào.
Thủ đoạn lừa đảo của các môi giới nhà đất là thường chiêu dụ người mua những hợp đồng hợp tác đầu tư, đặt cọc giữ chỗ...
"Họ nói bên họ là công ty liên kết với ngân hàng, bên họ phân phối những sản phẩm do ngân hàng tài trợ cho khách hàng. Hiện do khách hàng không có nguồn trả nợ nên bên họ hỗ trợ ngân hàng phát mãi những tài sản đó. Họ nói hiện nếu mua đầu tư đất nội thành sẽ không có giá trị. Họ giới thiệu bên họ có những sản phẩm tốt hơn như đất ở Đồng Nai, họ vẽ ra nhiều viễn tưởng tươi đẹp liên quan đến sân bay Long Thành", chị Vân, Quận 3, TP.HCM, cho biết.
Tò mò trước viễn cảnh tươi đẹp và các chính sách ưu đãi hấp dẫn mà nhân viên môi giới đưa ra, chị Vân đồng ý đi xem đất ở Đồng Nai trước.
Trước sự thúc ép của nhân viên môi giới, chị không kịp tính toán và đã đặt cọc 150 triệu đồng cho một lô đất. Tuy nhiên, sau khi về nhà, chị mới tìm hiểu kỹ hồ sơ dự án, chị phát hiện mảnh đất mình đặt cọc không hề tồn tại. Chị yêu cầu công ty trả lại tiền đặt cọc nhưng tiếp tục bị nhân viên công ty này chiêu dụ rằng có một người mới đến hỏi mua miếng đất của chị với số tiền chênh lệch khoảng 100 triệu đồng.
Ngân hàng thanh lý đất chỉ là chiêu lừa đảo của nhiều "cò" đất.
Chị tiếp tục trả trước 620 triệu đồng. Tuy nhiên, hơn 1 tuần sau, chị vẫn không thấy thông tin mua bán gì từ nhân viên môi giới và sau đó chị không liên lạc được với nhân viên này. Lúc này, chị mới thực sự biết mình bị lừa.
Chuyên gia Tài chính ngân hàng Huỳnh Trung Minh cho rằng, tài sản phát mãi của ngân hàng nếu có thì vẫn được định theo giá thị trường nên không có việc quá rẻ như suy nghĩ của nhiều người.
Có thể thấy, thủ đoạn lừa đảo của các môi giới nhà đất là thường chiêu dụ người mua những hợp đồng hợp tác đầu tư, đặt cọc giữ chỗ, hứa bán lại với mức chênh lệch rất hời trong thời gian ngắn…Người dân cần tỉnh táo, chậm lại để nghiên cứu kỹ dự án thuộc sở hữu của ai trước khi đặt bút ký hợp đồng mua bán.
VTV.vn - Hiện nay, tại TP.HCM, một số người dân vẫn mua nhà đất qua hình thức giấy viết tay và nhiều vụ lừa đảo, gây thiệt hại đã diễn ra.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Xem thêm: mth.57303528103900202-nas-gnod-tab-iam-tahp-gnah-nagn-ueihc-noum-tad-oc-caig-hnac/et-hnik/nv.vtv