vĐồng tin tức tài chính 365

Kinh tế châu Á và "cơn ác mộng" biến thể Delta

2021-09-01 05:48

Ngay cả các nền kinh tế lớn của khu vực cũng không ngoại lệ, khi các số liệu mới công bố đều cho thấy những dấu hiệu chững lại trong cả hoạt động sản xuất và dịch vụ.

Trung Quốc - nền kinh tế số hai thế giới từng có đợt phục hồi ấn tượng sau quãng thời gian suy giảm vì COVID-19. Tuy nhiên, đà tăng trưởng này gần đây đã dần chững lại do những đợt bùng phát dịch mới. Các số liệu mới công bố cho thấy Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Trung Quốc trong tháng 8 chỉ đạt 50,1 điểm, thấp hơn so với tháng 7 và dự báo của giới chuyên gia.

Kinh tế châu Á và cơn ác mộng biến thể Delta - Ảnh 1.

Ngay cả kinh tế Trung Quốc cũng chịu tác động tiêu cực bởi biến thể Delta (Ảnh: Fortune)

"Trong quá trình khảo sát của chúng tôi, một số doanh nghiệp cho biết, dịch bệnh bùng phát và lũ lụt trong thời gian gần đây đã cản trở việc cung cấp nguyên liệu và giao hàng trong tháng 8, làm chậm trễ việc sản xuất của doanh nghiệp. Điều này đã ảnh hưởng đến lượng đơn đặt hàng mới ở một mức độ nhất định", bà Shi Zhaohui - Giám đốc Phòng Khảo sát Xu hướng kinh doanh, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết.

Một tín hiệu đáng lo ngại nữa là chỉ số PMI dịch vụ đã giảm sâu nhất kể từ đỉnh dịch COVID-19 hồi tháng 2/2020, và rơi xuống dưới mức 50 - cho thấy sự thu hẹp hoạt động của ngành dịch vụ Trung Quốc.

Theo ông Zhang Liqun - Chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển, Quốc vụ viện Trung Quốc, các nền tảng cơ bản của ngành dịch vụ nhìn chung vẫn ổn định. Một khi tác động của dịch COVID-19 được kiềm chế và các chính sách hỗ trợ ngành dịch vụ được triển khai đầy đủ, ngành này sẽ sớm đạt được tăng trưởng bền vững.

Tình hình tương tự cũng diễn ra tại các nền kinh tế lớn khác là Nhật Bản và Hàn Quốc. Các số liệu mới công bố cho thấy, sản lượng công nghiệp của cả 2 nước trong tháng 7 đã sụt giảm nhẹ so với tháng trước đó, trong bối cảnh đợt dịch bệnh mới ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.

Kinh tế châu Á và cơn ác mộng biến thể Delta - Ảnh 2.

Các nền kinh tế lớn khác tại châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng đang gặp nhiều khó khăn (Ảnh: Bloomberg)

Còn tại Ấn Độ, tình hình có vẻ khả quan hơn, khi các số liệu mới công bố cho thấy nền kinh tế Nam Á này trong quý II đã tăng trưởng 20,1% so với cùng kỳ năm ngoái và đang hướng tới mức tăng trưởng 9,2% trong cả năm nay - nhanh nhất trong số các nền kinh tế lớn.

Mặc dù bị tác động nặng nề từ làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai, hoạt động sản xuất, bán lẻ, xây dựng và xuất khẩu đều đã ghi nhận những dấu hiệu cải thiện đáng kể kể từ tháng 6.

"Việc sản xuất vẫn được duy trì tại các nhà máy trong thời gian diễn ra làn sóng COVID-19 thứ hai, dù số đơn hàng gần như bằng 0, khiến hàng hóa chất đống. Nhưng bây giờ khi mùa lễ hội bắt đầu, hàng đang được xuất đi, và giúp chúng tôi khôi phục được khoảng 70% sản lượng", ông Ashish Gujarati - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp khu vực Nam Gujarat, Ấn Độ cho biết.

Tuy vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng, nguy cơ lây nhiễm tăng vọt từ biến thể Delta và tốc độ tiêm chủng chậm ở một số bang có thể ảnh hưởng đến đà tăng trưởng của Ấn Độ trong thời gian tới, khiến nền kinh tế này có khó có thể quay trở về mức trước đại dịch trước thời điểm tháng 4 năm tới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.51655023010901202-atled-eht-neib-gnom-ca-noc-av-a-uahc-et-hnik/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kinh tế châu Á và "cơn ác mộng" biến thể Delta”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools