vĐồng tin tức tài chính 365

Thương lái không dám vào mua, gần 100.000 tấn lúa Bạc Liêu chờ ngoài đồng

2021-09-01 13:38

Tỉnh Bạc Liêu đang vào vụ thu hoạch rộ lúa hè thu, sản lượng lên đến trên 210.000 tấn. Năng lực thu mua tại chỗ dưới 50%, số còn lại phụ thuộc vào thương lái ngoài tỉnh. Tuy nhiên, nhiều địa phương quy định nghiêm ngặt phòng chống COVID-19 nên thương lái không dám vào tỉnh Bạc Liêu thu mua lúa.

Theo Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu, toàn tỉnh có  216 lượt ghe thu mua lúa đủ điều kiện hoạt động. Tuy nhiên, nhiều thương lái từ chối vào tỉnh Bạc Liêu dù trước đó đã đăng ký.

Tại huyện Phước Long, các ghe di chuyển vào huyện gặp khó khăn khâu xét nghiệm (thời gian trả kết quả lại cho ghe chậm mất 2 ngày), nên một số ghe ngoài tỉnh từ chối không tiếp tục vào huyện để vận chuyển lúa như đăng ký. Bên cạnh đó, thời gian chờ đợi quá dài làm giảm chất lượng lúa nên thương lái cũng dừng việc thu mua với nông dân. 

Ghe vào tỉnh Bạc Liêu thu mua lúa trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm PCR không được tiếp xúc với ai, lúa được chở từ ghe nhỏ đến ghe lớn của thương lái, chi phí do thương lái chịu nên nhiều thương lái không muốn vào tỉnh Bạc Liêu thu mua lúa. Ảnh: Nhật Hồ
Ghe vào tỉnh Bạc Liêu thu mua lúa trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm PCR không được tiếp xúc với ai, lúa được chở từ ghe nhỏ đến ghe lớn của thương lái, chi phí do thương lái chịu nên nhiều thương lái không muốn vào tỉnh Bạc Liêu thu mua lúa. Ảnh: Nhật Hồ

Việc thu mua, vận chuyển lúa trong tỉnh gặp nhiều khó khăn do các huyện không cho người và phương tiện ra vào địa bàn, nếu ra, vào thì cách ly tập trung. Cụ thể, ghe của Công ty TNHH MTV lương thực Vĩnh Lộc không qua được huyện Phước Long để vận chuyển lúa về nhà máy tại xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân.

Tương tự, tại thị xã Giá Rai, đến nay chưa có ghe vận chuyển đăng ký vào địa bàn, thương lái thu mua rất ít, chủ yếu trong địa phương.

Ông Trần Văn Nhẫn, ấp Bà Chăng, xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi sản xuất 2,5 ha lúa mới cắt được sau khi đã quá lứa lúa cín rục. Tuy nhiên, cắt xong, ông chưa biết bán cho ai vì thương lái ngại vào tỉnh Bạc Liêu do quá nhiều quy định kiểm tra tại các chốt kiểm dịch. Ảnh: Nhật Hồ
Ông Trần Văn Nhẫn, ấp Bà Chăng, xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi sản xuất 2,5 ha lúa mới cắt được sau khi đã quá lứa lúa chín rục. Tuy nhiên, cắt xong, ông chưa biết bán cho ai vì thương lái ngại vào tỉnh Bạc Liêu do quá nhiều quy định kiểm tra tại các chốt kiểm dịch. Ảnh: Nhật Hồ

Đối với tôm sú và tôm thẻ chân trắng thương phẩm, tại Thành phố Bạc Liêu, các công ty, doanh nghiệp sản xuất giống không vận chuyển được ra ngoài địa bàn thành phố (nhất là đa số vận chuyển bằng xe môtô) để bán cho các huyện, thị xã và tỉnh Sóc Trăng (ước lượng giống khoảng 20 triệu con post/ngày với giá trị khoảng 2 tỉ đồng); thiếu thức ăn tươi sống cho tôm bố mẹ do lưu thông hạn chế.

Từ ngày 23.8, Bộ đội dẫn đường cho xe tôm giống vận chuyển từ TP. Bạc Liêu đến các huyện, thị trong tỉnh tiêu thụ. Ảnh: Nhật Hồ
Từ ngày 23.8, bộ đội dẫn đường cho xe tôm giống vận chuyển từ TP. Bạc Liêu đến các huyện, thị trong tỉnh tiêu thụ. Ảnh: Nhật Hồ

Tiêu thụ tôm nguyên liệu và một số mặt hàng thủy sản của huyện Đông Hải cũng đang gặp khó khăn vì các đại lý, cơ sở thu mua của huyện bán chủ yếu cho các công ty, doanh nghiệp ở thị xã Giá Rai.

Dù được Bộ đội dẫn đường nhưng 7 ngày nay, lượng tôm giống tiêu thu trong, ngoài tỉnh vẫn khó khăn do các xe máy không thể di chuyển được, trong khi đó rất nhiều người dân không có tôm giống thả nuôi. Ảnh: Nhật Hồ
Dù được bộ đội dẫn đường nhưng 7 ngày nay, lượng tôm giống tiêu thụ trong, ngoài tỉnh vẫn khó khăn do các xe máy không thể di chuyển được, trong khi đó rất nhiều người dân không có tôm giống thả nuôi. Ảnh: Nhật Hồ

Đáng chú ý, việc tiêu thụ tôm, cua cho nông dân nuôi quảng canh thương lái chỉ thu mua ở những nơi vỏ máy đi qua nhưng số lượng rất ít còn lại không tiêu thụ được. Riêng xã Phong Thạnh Tây A, huyện Phước Long đi lại giữa các ấp trong xã cũng rất khó khăn; tiến độ thả giống chậm do người dân không mua được tôm giống do không thể đi qua chốt kiểm dịch của xã này.

Theo phản ánh của các công ty, cơ sở, khi vận chuyển tôm giống không qua được các chốt trên địa bàn thị xã Giá Rai và huyện Phước Long. Các chốt buộc xe chở tôm giống quay về (chốt Giá Rai – Chủ Chí, Chốt Phó sinh – đi Phước Long, Cầu số 2 – Hông Dân, Phước Long); phản ánh của các cơ sở thu mua thủy sản khai thác tại phường Nhà Mát gặp khó khăn khi vận chuyển qua các chốt đi tiêu thụ ngoài TP.Bạc Liêu.

Vật tư, thuốc thu y thủy sản khó đến dân, lực lượng Bộ đội phải áp tải chở đến người dân để cứu con tôm qua đại dịch. Ảnh: Nhật Hồ
Vật tư, thuốc thu y thủy sản khó đến dân, lực lượng bộ đội phải áp tải chở đến người dân để cứu con tôm qua đại dịch. Ảnh: Nhật Hồ

Trước thực tế này, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều tiếp tục có văn bản tháo gỡ khó khăn trong việc vận chuyển, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh Bạc  Liêu đề nghị: Tinh thần là song song với việc kiểm soát phòng chống dịch bệnh COVID-19, cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho người và phương tiện vận chuyển các loại vật tư nông nghiệp (nguyên vật liệu, trang thiết bị, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản phẩm xử lý môi trường), giống nông nghiệp (cây, con giống nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản) phục vụ sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông, thủy sản được lưu thông thuận lợi trên địa bàn của tỉnh khi đã tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Xem thêm: odl.575849-gnod-iaogn-ohc-ueil-cab-aul-nat-000001-nag-aum-oav-mad-gnohk-ial-gnouht/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thương lái không dám vào mua, gần 100.000 tấn lúa Bạc Liêu chờ ngoài đồng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools