vĐồng tin tức tài chính 365

Chịu ảnh hưởng của dịch, sản xuất công nghiệp vẫn tăng nhẹ

2021-09-01 18:03

Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo về tình hình hoạt động ngành công nghiệp tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2021. Báo cáo ghi nhận chỉ số IIP trong tháng 8 chịu ảnh hưởng nặng nề khi dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh theo Chỉ thị số 16.

IIP 8 tháng năm 2021 tăng 5,6%

Theo bộ Công Thương, chỉ số IIP tháng 8/2021 ước tính giảm 4,2% so với tháng trước và giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 2,4%; ngành chế biến, chế tạo giảm 9,2%; sản xuất và phân phối điện tăng 1,5%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,2%.

Tính chung 8 tháng năm 2021, IIP ước tính tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù cao hơn tốc độ tăng 2,2% của cùng kỳ năm 2020 nhưng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 9,5% của cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 7% (cùng kỳ năm 2020 tăng 3,7%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,6%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,4%; riêng ngành khai khoáng giảm 6,2%.

Trong các ngành công nghiệp cấp II, sản xuất kim loại tăng 30,4%; sản xuất xe có động cơ tăng 23,1%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 9,2%; sản xuất dệt tăng 8,2%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 7,9%..

Kinh tế vĩ mô - Chịu ảnh hưởng của dịch, sản xuất công nghiệp vẫn tăng nhẹ

Trong 8 tháng đầu năm 2021, ngành chế biến chế tạo tăng mạnh 7%.

Ở chiều ngược lại, một số ngành có chỉ số sản xuất giảm như khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 10,7%; sản xuất sản phẩm thuốc lá giảm 1,7%; khai thác than cứng và than non giảm 0,9%.

Một số địa phương có chỉ số IIP tăng như Hải Phòng tăng 21,2%; Hà Nam tăng 18,5%; Hải Dương tăng 17,8%; Quảng Ninh tăng 17,5%; Thái Bình tăng 15,8%; Nghệ An tăng 14,9%; Ninh Thuận và Nam Định cùng tăng 14,2%; Quảng Trị tăng 13,7%; Bắc Giang tăng 13,1%; Kon Tum tăng 12,5%; Quảng Ngãi tăng 11,4%.

Xuất, nhập khẩu vẫn đạt ở mức cao

Trong tháng 8/2021, dịch Covid-19 lần thứ 4 vẫn diễn biến phức tạp khiến nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước phải tiếp tục thực hiện giãn cách, đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 8/2021 ước tính đạt 53,7 tỷ USD, giảm 5,8% so với tháng trước.

“Tuy nhiên, nhờ tốc độ tăng trưởng cao trong những tháng trước đó nên tính chung 8 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước tính vẫn đạt ở mức cao, đạt 428,81 tỷ USD, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm trước”, báo cáo nhấn mạnh.

Trong 8 tháng năm 2021, có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63,1% gồm: Điện thoại và linh kiện; Điện tử, máy tính và linh kiện; Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; Hàng dệt may; Giày dép; Gỗ và sản phẩm gỗ.

Nhóm nông, lâm, thuỷ sản đạt 17,87 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 8,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong nhóm hàng này, gạo là mặt hàng ghi nhận sự sụt giảm mạnh nhất khi giảm tới 14,8% về lượng và giảm 6,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. 

Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm với kim ngạch đạt 62,1 tỷ USD, tăng 32,3% so với cùng kỳ năm trước.

Kinh tế vĩ mô - Chịu ảnh hưởng của dịch, sản xuất công nghiệp vẫn tăng nhẹ (Hình 2).
 Xuất khẩu nhóm ngành thuỷ sản có mức tăng trưởng dương so với 8 tháng cùng kỳ.

Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 8/2021 ước tính đạt 27,5 tỷ USD, giảm 5,5% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu đạt 216,26 tỷ USD, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 72,5 tỷ USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 34,6 tỷ USD, tăng 20,5%. Thị trường ASEAN đạt 28 tỷ USD, tăng 46,7%. Nhật Bản đạt 14,5 tỷ USD, tăng 13,5%. Thị trường EU đạt 10,9 tỷ USD, tăng 16,8%. Hoa Kỳ đạt 10,3 tỷ USD, tăng 11,8%.

Bộ Công Thương đánh giá, hoạt động xuất nhập khẩu có thể vẫn gặp nhiều khó khăn khi dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Tp.HCM và các tỉnh phía Nam buộc phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội khiến cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, giao thông vận tải, hậu cần và logistics bị gián đoạn.

Các doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện phải đảm bảo phòng chống dịch với những yêu cầu nghiêm ngặt, đáp ứng được các điều kiện sản xuất "3 tại chỗ" hoặc "một cung đường, hai điểm đến"…

Không những vậy, việc lao động về quê tránh dịch cũng dẫn đến nguy cơ thiếu lao động sản xuất sau khi dịch được kiểm soát, đặc biệt là lao động trong lĩnh vực cần có tay nghề như cơ khí, điện tử…

Quá trình thông quan xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản thời gian gần đây gặp khá nhiều bất lợi khi Trung Quốc liên tục tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.

Kinh tế vĩ mô - Chịu ảnh hưởng của dịch, sản xuất công nghiệp vẫn tăng nhẹ (Hình 3).

Doanh thu hoạt động bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng sụt giảm do dịch Covid-19.

Hoạt động thương mại và dịch vụ trong nước cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, tính chung 8 tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3.044,5 nghìn tỷ đồng, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm trước.

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 8 tháng năm 2021 ước tính đạt 2.499 tỷ đồng, chiếm 82,1% tổng mức và giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 8 tháng năm 2021 ước tính đạt 254.000 tỷ đồng, chiếm 8,4% tổng mức và giảm 19,8% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành 8 tháng năm 2021 ước tính đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,1% tổng mức và giảm 61,8% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ khác 8 tháng năm nay ước tính đạt 286 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,4% tổng mức và giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong 4 tháng cuối năm, bộ Công Thương cho biết sẽ thúc đẩy xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu. Tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các FTA để tìm giải pháp phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới. Tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của đại dịch Covid-19 trên thế giới để có các biện pháp ứng phó kịp thời…

Đồng thời, Bộ cho biết sẽ đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng góp phần bảo vệ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước.

Xem thêm: lmth.051625a-ehn-gnat-nav-peihgn-gnoc-taux-nas-hcid-auc-gnouh-hna-uihc/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chịu ảnh hưởng của dịch, sản xuất công nghiệp vẫn tăng nhẹ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools