Robot HUET02 do giảng viên Đại học Huế sáng chế sẽ được đưa vào làm nhiệm vụ tại khu cách ly tập trung do quân đội quản lý ở tỉnh Thừa Thiên Huế - Video: NHẬT LINH
Ngày 1-9, Khoa Kỹ thuật và công nghệ, Đại học Huế đã bàn giao robot HUET02 cho Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế để đưa vào hoạt động tại khu cách ly tập trung do lực lượng quân đội quản lý trên địa bàn tỉnh.
Đây là sáng chế do nhóm giảng viên của Khoa Kỹ thuật và công nghệ nghiên cứu, chế tạo.
TS. Nguyễn Quang Lịch, phó trưởng khoa, cho biết trước tình hình các khu cách ly tập trung trên địa bàn trở nên quá tải và tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo, các thầy cô trong khoa đã nghiên cứu, chế tạo ra một con robot có thể hỗ trợ đắc lực các công việc trong khu cách ly, đảm bảo được việc hạn chế tiếp xúc giữa người với người.
Con robot này cao hơn 1m, được thiết kế 3 tầng bằng khung thép chắc chắn. Phía bên dưới được lắp một hệ thống động cơ 3 bánh giúp robot có thế di chuyển linh hoạt. Một chiếc loa nhỏ được gắn với bộ phận động cơ của robot.
Bên trên robot được gắn camera truyền hình ảnh trực tiếp về phần mềm điều khiển. Cạnh chiếc camera là máy đo thân nhiệt tự động.
TS Lịch cho biết robot được điều khiển thông qua một ứng dụng di động có thể tải về bất kỳ điện thoại thông minh nào. Sau khi đồng bộ hóa giữa điện thoại và robot thông qua phần mềm này, người điều khiển sẽ dễ dàng thực hiện các thao tác như di chuyển robot, phát loa thông báo cho người đang cách ly ra nhận cơm...
"Robot có thể vận chuyển từ 35-50kg vật dụng trên mình. Ngoài ra nó có thể thực hiện giao tiếp từ xa giữa người điều khiển và người được hỗ trợ từ khoảng cách hơn 25m. Chi phí để chế tạo ra con robot này vào khoảng 20 triệu đồng", TS Lịch nói.
Robot của giảng viên Đại học Huế được lực lượng quân đội của tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ đưa vào phục vụ trong khu cách ly tập trung ngay lập tức - Ảnh: QUANG LỊCH
Sau khi chạy thử nghiệm và cho kết quả tốt, nhóm nghiên cứu đã quyết định tặng robot này cho Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế - đơn vị đang quản lý các khu cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh.
Trung tá Lê Văn Lĩnh, phó Chủ nhiệm chính trị Bộ chỉ huy Quân sự Tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết robot sẽ được biên chế ngay vào lực lượng hậu cần của một khu cách ly tập trung có nguy cơ lây nhiễm chéo dịch bệnh cao trên địa bàn và đảm nhận nhiệm vụ đưa cơm hàng ngày cho người đang cách ly.
Theo trung tá Lĩnh, sự có mặt của "đồng chí" robot sẽ giúp cán bộ chiến sĩ tại khu cách ly hạn chế tiếp xúc với người có nguy cơ nhiễm bệnh, nâng cao công tác phòng chống dịch bên trong khu cách ly.
TS Nguyễn Quang Lịch cho hay nhóm nghiên cứu đang tiếp tục nghiên cứu mẫu robot khác có thêm chức năng như đo nồng độ oxy trong máu, đo nhịp tim và đồng bộ dữ liệu về hệ thống trung tâm để thuận lợi cho việc theo dõi và giám sát người cách ly cũng như bệnh nhân.
TTO - Hợp lực cùng 400 y, bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế tại Trung tâm hồi sức tích cực thuộc Bệnh viện Dã chiến số 14 (Tân Phú, TP.HCM) có đội robot vận chuyển và cánh tay robot nối dài chụp X-quang phổi cho bệnh nhân tại giường.
Xem thêm: mth.66934147110901202-gnurt-pat-yl-hcac-uhk-gnat-tobor-ehc-gnas-euh-coh-iad-neiv-gnaig/nv.ertiout