Nghiên cứu mà World Data Lab tiến hành cho thấy đại dịch sẽ chỉ mang lại những tác động tạm thời. Về bản chất, nó không thể đảo ngược xu hướng, vốn đang nghiêng về phía châu Á, trong việc gia tăng tài sản. Châu Á có những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Tầng lớp trung lưu được định nghĩa là những hộ gia đình có chi tiêu bình quân đầu người đạt từ 11-110 USD/ngày. Trong năm nay, sẽ có khoảng 3,75 tỷ người lọt nhóm này. Tại các quốc gia như Ấn Độ hay Trung Quốc, tỷ lệ này sẽ tiếp tục gia tăng và tới năm 2030, ¾ dân số của 2 quốc gia tỷ dân sẽ lọt tầng lớp trung lưu.
Các quốc gia khác ở châu Á cũng sẽ có những đóng góp mạnh mẽ. Indonesia được dự báo trở thành quốc gia có tầng lớp trung lưu nhiều thứ 4 thế giới vào năm 2030, vượt qua Nga và Nhật Bản. Bangladesh, quốc gia có dân số tương đương bang Iowa của Mỹ, cũng được dự báo sẽ nhanh chóng thăng bậc với 50 triệu người tiêu dùng trung lưu vào năm 2030.
Nghiên cứu cho thấy châu Á chiếm hơn một nửa tầng lớp trung lưu trên thế giới nhưng chỉ chiếm 41% tiêu dùng của nhóm đó. Tỷ lệ này sẽ vượt quá 50% vào năm 2032.
Xem thêm: nhc.33612230130901202-0302-man-oav-uul-gnurt-pol-gnat-pahn-aig-es-a-uahc-iougn-yt-1-noh/nv.fefac