Người dân Hà Nội đang trong 3 đợt với tổng gần 45 ngày giãn cách xã theo theo chỉ thị 16 của Thủ tướng - Ảnh: NAM TRẦN
Ngày 2-9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội thống nhất theo đề xuất thiết lập 3 vùng "đỏ - cam - vàng" theo nguyên tắc phân vùng phù hợp với mức độ nguy cơ của dịch, để áp dụng chống dịch tại Hà Nội sau ngày 6-9.
Như vậy, vùng có nguy cơ rất cất cao "vùng đỏ" sẽ tiếp tục áp dụng chỉ thị 16 (16+) của Thủ tướng, siết chặt hơn các nguyên tắc phòng COVID-19.
Khu vực nguy cơ cao "vùng cam" và nguy cơ thấp hơn "vùng xanh" áp dụng nguyên tắc chỉ thị 15 (15+) của Thủ tướng để tổ chức phục hồi sản xuất, kinh doanh...
Việc thiết lập 3 vùng dựa trên nguyên tắc phân vùng phù hợp với mức độ nguy cơ của dịch và đặc điểm địa lý - dân cư - sinh hoạt - sản xuất.
Theo hướng các vùng nội đô (khu vực mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ), vùng phía bắc sông Hồng (tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp) và vùng phía tây, phía nam TP (sản xuất nông nghiệp).
Phân chia các vùng phải gọn và trúng
Vậy sau ngày 6-9, 3 vùng "đỏ - cam - vàng" ở Hà Nội có thể sẽ được phân loại như thế nào?
Sáng 3-9, nhận định về vấn đề trên - Giáo sư, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí, Chủ tịch hội Huyết học truyền máu Việt Nam - cho biết việc phân chia các vùng trên phải thật sự rõ ràng, cụ thể.
"Theo tôi, TP Hà Nội phải phân chia các vùng rất gọn, rất đúng và tùy theo từng mức độ mà đưa ra cách áp dụng hợp lý. Đặc biệt lưu ý là vùng xanh, Hà Nội nên giao cho chính quyền quyết định để không làm lây lan dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội và hoạt động về kinh doanh sản xuất", ông Trí nói.
Đối với vùng đỏ, ông Trí cho biết Hà Nội nên siết thật chặt, không chỉ là giãn cách mà phải phong tỏa. Với vùng cam, vàng thì chính quyền nên tùy cơ ứng biến để hợp lý với tình hình thực tế.
Về việc phân chia các vùng theo quận huyện, xã phường, ông Trí cho biết, hiện nay Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 quy định rất rõ về định nghĩa các vùng, TP Hà Nội nên theo nguyên tắc trên để áp dụng cho phù hợp với tình hình thực tế.
Theo đó Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 quy định, "vùng đỏ" cấp huyện là có 30% số xã trở lên có nguy cơ rất cao; 50% số xã trở lên có nguy cơ cao hoặc có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát và có nguy cơ lan nhanh trên 50% số xã.
"Vùng cam" ở cấp huyện có 30% số xã trở lên có nguy cơ cao nằm rải rác trên địa bàn huyện; 50% số xã trở lên ở mức độ nguy cơ hoặc có 1 xã nguy cơ rất cao; có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát và có nguy cơ lan nhanh trên 20% số xã.
"Vùng xanh" là các địa bàn không thuộc hai vùng nêu trên.
Như vậy, theo phân chia kể trên, có thể các quận huyện có số F0 cao trong 14 ngày gần đây như Thanh Xuân, Đống Đa, Thanh Trì... sẽ nằm trong vùng đỏ.
Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đan Phượng, Hoàng Mai có khả năng vào danh sách khu vực nguy cơ cao có thể được xếp vào "vùng cam".
Các quận còn lại sẽ nằm trong "vùng xanh, ví dụ như Cầu Giấy, Long Biên, Sóc Sơn, Sơn Tây, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phúc Thọ.... vì trong 14 ngày qua chưa phát hiện thêm ca COVID-19 mới.
Bản đồ thông tin dịch tễ COVID-19 của các quận huyện trên địa bàn TP Hà Nội - Ảnh: Chụp màn hình
Quyết định áp dụng chỉ thị 15, 15+ sẽ do quận, huyện chủ động
Theo UBND TP Hà Nội, ngoài việc siết chặt vùng đỏ ở mức cao hơn chỉ thị 16, đối với các vùng cam, vùng xanh việc quyết định áp dụng chỉ thị 15, 15+ sẽ được quận, huyện chủ động, áp dụng linh hoạt đối với từng xã, phường để đảm bảo hiệu quả, khoa học nhất.
Về vấn đề trên, ông Trí đánh giá đó là điều cần thiết, rất nên làm trong bối cảnh dịch COVID-19 ở Hà Nội hiện tại.
"Việc này tôi đánh giá rất hợp lý, chính quyền quận, huyện sẽ gần dân và hiểu sâu sát vấn đề của vùng mà họ quản lý hơn, có những quyết định chính xác hơn.
Người trong cuộc mới đưa ra quyết định đúng được, chỉ có lãnh đạo của địa phương đó nắm rõ nội tình hơn ai hết, từ đó sẽ có quyết định áp dụng biện pháp nào cho phù hợp nhất", ông Trí nói thêm.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Anh Quân - chủ tịch UBND huyện Gia Lâm - cho biết sau chỉ đạo từ TP, hiện nay quận đang lên phương án cụ thể để áp dụng hình thức giãn cách phù hợp đối với địa phương.
"Ở Gia Lâm hiện nay có một số điểm dịch đã được phát hiện gần đây, tuy nhiên đã xác định được nguồn lây thứ phát từ nơi khác đến. Đối với những vùng này chúng tôi sẽ tiếp tục áp dụng theo chỉ thị 16 của Thủ tướng, còn những vùng xanh trên địa phương đã kiểm soát được chúng tôi đang cân nhắc thực hiện theo nguyên tắc 15+ nếu được TP cho phép", ông Quân nói.
Theo ông Quân, dù các vùng xanh áp dùng chỉ thị 15 (15+), địa phương vẫn sẽ thực hiện chốt chặn để kiểm soát người ra vào khu dân cư, chứ không thể quá nới lỏng.
Còn theo một lãnh đạo quận Cầu Giấy, hiện nay quận này đang "khá bình yên". Quận cũng đang tiến hành bàn bạc để đưa ra quyết sạch cụ thể trước ngày 6-9 về hình thức áp dụng giãn cách xã hội trên địa bàn.
Phân biệt chỉ thị 15 - 16 - 19 của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống COVID-19 - Đồ hoạ: NGỌC THÀNH
TTO - Quận Tây Hồ, Hà Nội vừa tiến hành phong tỏa khu dân cư 4.000 dân ở phố An Dương, phường Yên Phụ, sau khi xác định một trường hợp mắc COVID-19.
Xem thêm: mth.67654631130901202-oan-eht-9-6-yagn-uas-od-gnav-mac-gnuv-nahp-ion-ah/nv.ertiout