vĐồng tin tức tài chính 365

Cần tháo gỡ nhiều nút thắt bất cập để nối lại chuỗi sản xuất thủy sản

2021-09-04 17:11

Ngành thủy sản đang gặp nhiều nút thắt về nguồn lực lao động, lưu thông thu mua nguyên liệu, tái sản xuất... cần được linh hoạt tháo gỡ.

Khó khăn bủa vây doanh nghiệp, nông dân khó tái sản xuất 

Doanh nhân Nguyễn Hoàng Anh - Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam miền Trung - cho biết: Hiện nay, nhiều quy định khiến việc thu hoạch thủy sản, cụ thể là tôm bị ảnh hưởng rất mạnh.

"Như thông tin tôi nắm được đến chiều qua (3.9), tôm 100 con/kg hiện rất ít người mua và giá giảm xuống chỉ còn 50.000 đồng/kg. Vì sao giá nội địa giảm trong khi nhu cầu thị trường đang có và giá thế giới tăng?

Việt Nam chúng ta đang “giẫm chân nhau” làm cho giá thành tụt xuống, làm cho điều kiện khó khăn, không khơi thông được nguồn nguyên liệu. Người nông dân lúc này đang rất khổ: Không thu hoạch được, không thể tái sản xuất được" - ông Nguyễn Hoàng Anh bức xúc nêu ý kiến.

Ông cũng nêu thực trạng, do việc di chuyển khó khăn, thủy sản khó tiêu thụ phải bán với giá thấp, thậm chí bán không được dẫn đến tái sản xuất của nông dân gặp rất nhiều khó khăn: Nông dân không thu hoạch được tôm; đứt gãy chuỗi vật tư cung ứng đầu vào, khiến sản xuất bị ngưng trệ.

"Nam Miền Trung đang triển khai 100ha nuôi tôm công nghệ cao, nhưng cho đến lúc này mới thả được 20% còn 80% là phụ thuộc vào vật tư, thiết bị. Về thức ăn, chúng tôi ký với 2-3 công ty để cung cấp thức ăn chăn nuôi nhưng hiện nay nhà máy thức ăn chăn nuôi cũng phụ thuộc vào vật tư thiết bị đầu vào trong khi các nhà máy, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang phải đóng cửa không sản xuất khiến nguồn thức ăn chăn nuôi thiếu" - ông Nguyễn Hoàng Anh nói.

Đại diện Công ty IDI cũng cho biết, nguồn lực lao động đang rất khó khăn. Doanh nghiệp thực hiện 3T đã gần 2 tháng, lượng công nhân huy động để thực hiện chỉ đáp ứng được 30% lao động so với trước đây. Điều khó khăn nữa là doanh nghiệp ở 1 nơi, công nhân ở 1 nơi, cơ sở thu mua lại ở nơi khác dẫn đến đứt gãy sản xuất do thiếu nhân lực lao động. 

Ông Lê Văn Quang – Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cũng cho biết: Doanh nghiệp có nhà máy ở Hậu Giang, nhà máy nằm ở KCN Nam Sông Hậu, khu này thuộc tỉnh Hậu Giang, phía trên thì Cần Thơ, phía dưới là Sóc Trăng, trong khi công nhân chủ yếu tập trung ở  Cần Thơ, Sóc Trăng và các tỉnh khác nên việc huy động sản xuất rất khó khăn do công nhân ở Sóc Trăng rất nhiều nhưng không đi được qua địa phận giáp ranh giữa 2 tỉnh.

"Hiện nay đơn hàng nhiều, giá xuất khẩu tăng, công ty muốn huy động thêm công nhân để sản xuất mà không làm được, bà con nông dân nuôi được tôm mà không bán được do doanh nghiệp khó mở rộng sản xuất" - ông Lê Văn Quang cho biết. 

Cần tháo gỡ nhiều vấn đề bất cập

Theo ông Lê Văn Quang, các doanh nghiệp rất "sốt ruột" khi từ 4.7 giá tôm thành phẩm ở thị trường quốc tế đã tăng lên rất nhiều, nhưng doanh nghiệp không thể đẩy mạnh sản xuất.  Ông Quang cho rằng, cần áp dụng chính sách “một cung đường nhiều điểm đến", đảm bảo “công xanh” -“gia đình xanh” - “nhà máy xanh”, test COVID thường xuyên để kiểm tra, công nhân đi từ nhà đến nhà máy làm việc trong nhà máy. 

Mặt khác, phải nhanh chóng tiêm vaccine và cho các doanh nghiệp tham gia “xã hội hóa vaccine” chứ không thể để phân bổ, có tỉnh làm rất tốt nhưng có tỉnh có những doanh nghiệp đến giờ này chưa ai được tiêm. 

"Doanh nghiệp cần sản xuất, thì cần cho tiêm dịch vụ mới đẩy nhanh được tiêm vaccine chứ cứ đồng đều “xếp hàng” chờ thì nhiều doanh nghiệp sẽ chết" - ông Quang nói. 

Hiện nay việc ứng xử với tiêm vaccine cũng nhiều bất cập. Những người được tiêm vaccine 2 mũi khi di chuyển từ vùng này đến vùng khác vẫn gặp khó khăn.

“Chúng ta ứng xử với những trường hợp đã được tiêm vaccine chưa đúng, rất bất cập. Tôi đã tiêm vaccine, đi các tỉnh để xúc tiến sản xuất, tiêu thụ cũng bị đi cách ly 7 ngày. Vậy được tiêm vaccine rồi cũng bị đối xử như chưa tiêm. Cần cho những người đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine được ra đường để sản xuất, kinh doanh, giao thương bình thường để thúc đẩy tăng trưởng sản xuất” – ông Nguyễn Hoàng Anh nêu ý kiến.

Nhiều doanh nghiệp thủy sản cũng cho biết, bất cập, nan giải hiện nay là giấy đi đường, là xét nghiệm, luồng xanh luồng đỏ, quy định quá ngặt nghèo người dân thì e dè, chủ doanh nghiệp cũng sợ trách nhiệm.

Ông Hoàng Xuân Thọ - Phó Tổng Giám đốc CPV đề nghị phải tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông trên tất cả quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã, đặc biệt là đối với tất cả sản phẩm sản xuất là nguyên liệu, con giống, thức ăn, vật tư nuôi trồng thủy sản… vì trong thời gian vừa qua một số tỉnh, thành phố đưa ra nhiều quy định riêng khiến khó khăn của doanh nghiệp thêm chồng chất.

"Cần có giải pháp hữu hiệu để phục hồi sản xuất để chăm lo đời sống cho người lao động thì dịch bệnh sẽ nhanh chóng được dập. Chừng nào còn chưa giải quyết được vấn đề đời sống cho người lao động thì khó có thể dập được dịch" - ông Lê Văn Quang khẳng định.  

Xem thêm: odl.996949-nas-yuht-taux-nas-iouhc-ial-ion-ed-pac-tab-taht-tun-ueihn-og-oaht-nac/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cần tháo gỡ nhiều nút thắt bất cập để nối lại chuỗi sản xuất thủy sản”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools