vĐồng tin tức tài chính 365

Làm thế nào để chia sẻ với người khác rằng bạn đang bị quá tải công việc, mà không khiến họ hiểu lầm là bạn đang than vã

2021-09-04 17:36

Bạn có đang phải làm việc vượt quá 50 giờ mỗi tuần không? Nếu bạn chưa từng trải qua chuyện này hoặc đang cố gắng để chịu đựng nó, thì tôi cá rằng sẽ không ai có thể thấu hiểu và thông cảm cho bạn, ngoại trừ bạn bè và gia đình.

Đối với những doanh nghiệp không cần phải điểm danh khi đến chỗ làm, chúng ta sẽ rất dễ cặm cụi làm việc mà quên cả thời gian. Mọi người đều luôn hy vọng rằng tất cả nỗ lực mà mình cống hiến sẽ là bằng chứng cho sự chăm chỉ và nhiệt huyết của bản thân.

Tuy nhiên, sẽ có lúc bạn cảm thấy mình không được đánh giá xứng đáng và mong muốn mọi người nhìn nhận đúng về những cố gắng của mình. Bạn cũng không muốn bị đồng nghiệp hiểu lầm rằng mình đang than vãn vì đã phải làm việc chăm chỉ hoặc nỗ lực khủng khiếp như thế nào.

Sau đây là những việc bạn nên làm để giúp cho đồng nghiệp hiểu rằng bạn đã làm việc vất vả ra sao, nhưng không khiến họ hiểu lầm rằng bạn đang than vãn.

Lựa chọn 1: Âm thầm chịu đựng.

Bạn nên cố gắng thực hiện điều này khi gặp phải một vấn đề đột xuất, hoặc bạn không phải là người duy nhất đang bị ảnh hưởng bởi một việc bất lợi nào đó.

Đây không phải là giải pháp tốt nhất, nhưng nó là một lựa chọn mà bạn nên cân nhắc. Tôi hiểu việc phải chịu đựng một điều gì đó thật không dễ dàng. Tuy nhiên, có đôi lúc, chúng ta sẽ phải làm việc nhiều hơn khả năng của bản thân.

Nếu bạn đang ở trong khoảng thời gian cao điểm của công việc, hoặc mọi người đều cùng đang bận rộn, thì việc xác định rõ vai trò công việc của từng người, hoặc thẳng thắn phê bình ý kiến đúng sai dường như không còn quan trọng nữa. Tất cả chúng ta đều phải cùng nhau cố gắng vượt qua giai đoạn này. Chẳng hạn khi gặp phải một vấn đề phát sinh không mong muốn, tốt nhất là chúng ta nên đối mặt và cố gắng giải quyết nó cùng nhau.

Ngược lại, nếu khối lượng công việc đang ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cá nhân của bạn, và bạn là người duy nhất phải chịu đựng nó, thì đã đến lúc bạn phải thay đổi!

Lựa chọn 2: Cho mọi người thấy một số gợi ý nhỏ từ bạn.

Hãy sử dụng cách này khi bạn muốn mọi người nhìn nhận hoặc thông cảm với bạn hơn một chút.

Nếu bạn đang gánh vác một khối lượng công việc quá lớn, bạn hoàn toàn xứng đáng nhận được sự đồng cảm từ đồng nghiệp hoặc sếp của mình. Nếu may mắn, họ sẽ giúp bạn một tay với mớ công việc đó. Hoặc nếu không, bạn sẽ nhận được tấm thẻ "Đình chỉ" miễn phí khi bạn luôn ngủ gật trong các cuộc họp vào mỗi buổi chiều.

Vậy làm cách nào để khiến mọi người hiểu và thông cảm hơn với bạn?

Có một phương pháp mà tôi gọi là "Easter Egg". Với phương pháp này, bạn sẽ không cần phải nói nhiều mà chỉ cần để lại những gợi ý nhỏ để truyền tải thông điệp gián tiếp đến đồng nghiệp. Chúng cũng giống như hình ảnh của những quả trứng Phục Sinh. Mọi thứ chúng ta đã làm đều sẽ được gắn kèm thông tin về thời gian thực hiện. Vì thế, khi bạn đã hoàn thành xong một công việc, ví dụ vào lúc 10 giờ tối chẳng hạn, hãy gửi một email thông báo vào nhóm. Hãy viết nó một cách ngắn gọn và thân thiện!

Việc bạn gửi một thông tin gì đó chứng minh rằng: "Việc tôi đang ở văn phòng sau giờ làm có vẻ hơi thiếu thực tế". Tuy nhiên, nếu những nỗ lực mà bạn đang mang lại có lợi ích cho mọi người hoặc cho công ty, bạn sẽ được nhìn nhận với ánh mắt hoàn toàn khác. Họ sẽ hiểu rằng, bạn đã làm việc rất chăm chỉ. Thậm chí, bạn còn cố gắng hoàn tất công việc sau giờ làm việc của mình. Từ đó, họ sẽ đánh giá rất cao những nỗ lực của bạn.

Làm thế nào để bạn chia sẻ với người khác rằng mình đang bị quá tải công việc mà không khiến họ hiểu lầm là bạn đang than vãn - Ảnh 1.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng một phương pháp có tên là FILO. Thay vì cắm cúi làm việc từ lúc bạn bước vào văn phòng cho đến lúc ra về, bạn hãy cho mọi người thấy mình là người đầu tiên đến văn phòng và là người cuối cùng ra về.

Nhưng đừng áp dụng phương pháp này bằng cách vào công ty sớm để pha cà phê và nhâm nhi nó! Điều này sẽ khiến mọi người không mấy thiện cảm với bạn. Thay vào đó, hãy bắt đầu trò chuyện với nhiều người hơn, bàn luận về những thứ có liên quan đến công việc. Một vài ngày sau khi các đồng nghiệp đã dần quen với sự có mặt của bạn, họ sẽ dần hiểu ra rằng, bạn đã làm việc rất chăm chỉ và thậm chí là đang làm việc vượt quá sức lực của bạn.

Cuối cùng, bạn sẽ có thể yêu cầu sự trợ giúp từ mọi người. Ví dụ, bạn hãy nhờ đến sự trợ giúp từ bộ phận kế toán để lấy thêm thông tin hoặc lời khuyên từ họ, và dùng những thông tin đó đóng góp cho dự án mà mình đang thực hiện. Khi họ đã cung cấp những thông tin mà bạn cần, họ sẽ hiểu được bạn đang làm việc chăm chỉ và nhiệt huyết như thế nào.

Đây chính là những phương pháp khá hữu ích giúp bạn đạt được mục tiêu trên!

Lựa chọn 3: Hãy sắp xếp một buổi nói chuyện thẳng thắn.

Bạn nên làm điều này nếu thực sự bản thân đang bị quá tải trong công việc.

Tất nhiên, sự cảm thông từ mọi người là chưa đủ, và bạn cần có thêm sự giúp đỡ từ nhiều người khác. Chính vì vậy, hãy ngồi xuống và trò chuyện thẳng thắn với cấp trên của bạn!

Hãy đề nghị sếp dành chút thời gian cho bạn và đề cập nhanh đến những điều mà bạn muốn thảo luận. Ví dụ như: "Tôi muốn trò chuyện với sếp vài phút về các dự án mà tôi đang thực hiện. Tôi rất mong sếp tư vấn cho tôi một số thông tin cần thiết để có thể hoàn thành những dự án đó một cách tốt nhất"

Trong thời gian chờ đợi, bạn hãy lập danh sách về các dự án và những thông tin cần thiết mà bạn cần có. Trước khi bạn muốn cho sếp biết mình đang bị quá tải ra sao, tốt hơn hết bạn nên chuẩn bị tinh thần. Hãy tìm những lý do chính đáng để bày tỏ với cấp trên của bạn! Nếu bạn đang chịu trách nhiệm thực hiện cùng lúc 5 dự án mới, vì ai đó vừa nghỉ việc, thì việc bạn đang bị quá tải là một lý do vô cùng chính đáng.

Sau khi đã trình bày xong vấn đề, hãy đề xuất một số giải pháp mà bạn nghĩ rằng sẽ giúp cho công việc được phân bổ và hoàn thành tốt hơn. Ví dụ: Nếu bạn mất nhiều thời gian để hoàn thành một dự án vì chưa quen với một phần mềm mới của công ty, hãy đề nghị với sếp cho bạn tham gia một khóa học, giúp bạn sử dụng phần mềm đó tốt hơn. Nếu bạn đang thực sự có quá nhiều việc mà thời gian làm việc tại công ty không thể đáp ứng đủ, hãy yêu cầu sếp giúp đỡ để sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ được giao.

Khi bạn muốn trò chuyện thẳng thắn với cấp trên, hãy luôn bày tỏ ý kiến của mình một cách khách quan và tích cực nhất. Định hình mọi điều bạn đang nói theo hướng xây dựng, luôn sẵn sàng đưa ra các đề xuất, và xin lời khuyên của sếp về cách làm việc hiệu quả hơn. Đảm bảo rằng, sếp của bạn hiểu rõ những gì bạn muốn truyền đạt sau cuộc trò chuyện và đề nghị cả hai cùng kiểm tra lại kết quả sau 1 hoặc 2 tuần tới.

Tôi là một người thích sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, có đôi lúc, bạn sẽ bị quá tải vì khoảng thời gian làm việc tiêu chuẩn không đủ để giải quyết hết những công việc cần thiết. Trong những trường hợp này, hãy cố gắng phân tích và xác định được khi nào và làm thế nào để chia sẻ điều đó với đồng nghiệp hoặc sếp của bạn. Điều này sẽ giúp những người xung quanh bạn thông cảm và hiểu rằng, bạn đang bị quá tải công việc mà không khiến họ hiểu lầm rằng bạn đang than vãn.

Mộc Dương

Theo Muse

Xem thêm: nhc.60765339040901202-nav-naht-gnad-nab-al-mal-ueih-oh-neihk-gnohk-am-ceiv-gnoc-iat-auq-ib-gnad-nab-gnar-cahk-iougn-iov-es-aihc-ed-oan-eht-mal/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Làm thế nào để chia sẻ với người khác rằng bạn đang bị quá tải công việc, mà không khiến họ hiểu lầm là bạn đang than vã”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools