Gần đây, cả các phụ tá hoàng gia, cũng như các nhà chính trị đều tỏ ra "khó chịu" và "thất vọng" sau khi trang web Politico đăng tải một bài viết về kế hoạch hậu sự cho Nữ hoàng Anh. Hiện tại, dù đã 95 tuổi, nhưng bà vẫn còn khỏe mạnh và chỉ mới 5 tháng kể từ khi chồng bà, Hoàng thân Philip, qua đời.
Kế hoạch về những gì sẽ diễn ra sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, có mật danh là "London Bridge", từ lâu chỉ được lưu hành nội giữa các chính trị gia và quan chức cấp cao. "Việc đăng tải kế hoạch này rất mất lịch sự, bởi vì Nữ hoàng mất chồng chưa được bao lâu và bà vẫn khỏe mạnh, điều này thật thô lỗ và hoàn toàn vô bổ".
Một nguồn tin từ chính phủ cấp cao cho biết Văn phòng Nội các đã bắt đầu điều tra nhằm xác định phiên bản nào đã bị rò rỉ và mức độ nhạy cảm đến đâu. "Nếu chỉ là một phiên bản cũ đã được lưu hành rộng rãi và không bao gồm tài liệu nhạy cảm nhất, vấn đề sẽ không nghiêm trọng lắm. Nhưng nếu đó là một phiên bản hoàn chỉnh hơn chỉ được lưu hành trong phạm vi 10 người, thì Văn phòng Nội các sẽ tiến hành một cuộc điều tra chính thức".
Nguồn tin cho biết vụ rò rỉ sẽ "gây ra lo ngại" về những thông tin cơ mật sẽ phải được đưa vào các phiên bản tương lai của kế hoạch. Điều này yêu cầu việc bảo mật thông tin phải được làm kĩ lưỡng hơn.
Sau khi xem xét, tài liệu bị rò rỉ cho Politico không phải là phiên bản mới nhất của kế hoạch, bản này đã cách đây ít nhất là một vài tháng vì trong đó chứa một số chi tiết không có trong phiên bản mới nhất.
Hơn 40 tổ chức, bao gồm các đơn vị quân đội, hội đồng, tổ chức từ thiện và đài truyền hình đã nhận được bản sao các phần của của kế hoạch liên quan đến họ trong các nghi lễ, nhưng chỉ một số ít người được xem toàn bộ tài liệu.
Được biết, kế hoạch toàn diện phiên bản mới nhất vạch ra cho giai đoạn ngay sau khi Nữ hoàng qua đời đã được cập nhật trong vòng 18 tháng qua, bao gồm cả tham chiếu đến những thách thức cụ thể sẽ phải đối mặt trong đại dịch. Các cơ quan chính phủ cũng đã nêu ra quan ngại về hoạt động an ninh trong bối cảnh lo ngại trường hợp lượng khách tham dự quá đông so với bất kỳ sự kiện nào trước đó.
Kế hoạch này bao gồm mọi tình huống, từ cách quan tài của Nữ hoàng sẽ được vận chuyển đến London nếu bà không may qua đời bên ngoài thủ đô, đến cách diễn đạt cụ thể các thông báo do các thư ký thường trực của bộ đưa tin.
Tình huống xấu nhất được vạch ra là London có thể trở nên "chật chội" khi hàng trăm nghìn người tiến vào thủ đô. Điều này sẽ khiến quá tải cho các hệ thống chỗ ở, đường xá, phương tiện giao thông công cộng, nguồn cung cấp thực phẩm, cảnh sát và các cơ sở y tế.
Thủ tướng, thống đốc cấp cao và các đại sứ sẽ là những người đầu tiên được nhận tin Nữ hoàng qua đời, được gọi là "D-Day". Sau đó, kế hoạch 10 ngày cho tới khi chôn cất bà, mỗi ngày được ký hiệu là "D-1", "D-2",…
Thái tử Charles sẽ chính thức lên ngôi Vua và được phát sóng trên toàn quốc. Đồng thời, một dịch vụ tại Nhà thờ St. Paul sẽ được lập ra để người dân "tự nguyện" đến tưởng nhớ Nữ hoàng.
Xem thêm: nhc.66931244140901202-hna-gnaoh-un-auc-us-uah-ev-tam-ib-hcaoh-ek-ir-or-ogn-tab/nv.fefac