vĐồng tin tức tài chính 365

Giấc mơ nào cho Afghanistan?

2021-09-05 10:55
Giấc mơ nào cho Afghanistan? - Ảnh 1.

Ảnh: N.AN NAM

Liệu cách kiến giải địa chính trị (geopolitics) có soi rọi hay dự cảm được gì về tương lai của quốc gia Nam Á này?

Quốc gia phân cực

Cái tên Afghanistan chỉ xuất hiện như một nhân tố phát sinh trong cục diện có tính "tương khắc" giữa Ấn Độ và Pakistan.

Đi từ gốc rễ của sự hình thành Afghanistan, trong Sự minh định của địa lý (The Revenge of Geography, Đào Đình Bắc dịch, Omega+ & NXB Hội Nhà Văn), Robert D. 

Kaplan cho rằng quốc gia này chỉ mới định hình thực sự vào giữa thế kỷ thứ 18, khi mà Ahmad Khan (một thủ lĩnh quân đội Abdali, thuộc Ba Tư) thâu tóm khu vực giữa Ba Tư và đế quốc Mughal đồng thời gây ảnh hưởng lên tiểu lục địa Ấn Độ.

Trong tương quan xung khắc, hiếm khi hài hòa giữa Ấn Độ và Pakistan thì Afghanistan trở thành một đất nước ở thế "ngã ba đường" - hoặc bị lôi kéo về phía này, hoặc bị dẫn dắt về phía khác. 

Theo cách nói của Tim Marshall trong Những tù nhân của địa lý (Prisoners of Geography, Phan Linh Lan dịch), "mỗi bên đều muốn Kabul trở thành kẻ thù của kẻ thù của mình". Các thế lực quốc tế cũng được kéo vào "lò lửa Kabul" một khi lò lửa này phát sinh một yếu tố cực đoạn mất kiểm soát.

Trong lịch sử đã có giai đoạn khá dài, từ năm 1930 - 1970, Afghanistan đã xây dựng được một chính phủ quân chủ lập hiến khá ôn hòa dưới thời Shah Zahir. 

Sau đó, đất nước này lại rơi vào giằng xé, phân cực mạnh: bị Liên Xô xâm chiếm năm 1979 và kéo theo Ấn Độ lập tức hậu thuẫn Moscow, còn Pakistan thì bắt tay ngay với Hoa Kỳ và Saudi Arabia để xây dựng lực lượng chống lại Hồng quân.

Thế giới vốn dĩ vẫn luôn bất ổn và tương lai vẫn luôn khó lường ngay chính từ định nghĩa của nó.

Tim Marshall

Khó bình yên!

Dãy Hindu Kush dài 600km vắt ngang giữa Afghanistan và Pakistan với sơn hệ phức tạp, nhiều hẻm núi hiểm trở là nơi dân tộc Pashtun sinh sống, qua lại và không quan tâm ý niệm ranh giới quốc gia - đã trở thành một nơi lý tưởng cho Taliban được khai sinh.

Taliban thực ra là sản phẩm do Cơ quan tình báo Pakistan (ISI) thành lập và chống lưng sau khi vở kịch Liên Xô kéo màn, một đứa con đầy "bản năng" và bạo lực của chủ nghĩa dân tộc Pashtun. 

Taliban được Robert D. Kaplan diễn giải kỹ hơn: là những phiến quân "của lòng sùng tín Hồi giáo, của tiền bạc có từ ma túy và từ một độ trụy lạc nhất định của truyền thống chiến binh".

Khi NATO, Hoa Kỳ rút khỏi Afghanistan, chính quyền Kabul do Mỹ hậu thuẫn không đủ sức bảo vệ đất nước, khả năng Taliban trở lại đã được hai học giả Tim Marshall và Robert D. Kaplan tiên báo.

Tim Marshall từng dự báo khả năng Hoa Kỳ sẽ "quan tâm có giới hạn" nếu như Taliban không chứa chấp nhóm chiến binh thánh chiến nào nữa. 

Và: "Trong trường hợp thủ đô Afghanistan sụp đổ, Hoa Kỳ sẽ không còn có thể giả bộ rằng máu và ngân sách quốc gia họ đã tiêu hao vào đó là một cái giá đáng phải trả. Nguy cơ thất bại của chiến dịch tuyên truyền dữ dội này chính là điều buộc Hoa Kỳ phải tiếp tục tham gia vào cuộc chiến tranh dài nhất lịch sử của họ...".

Còn Robert D. Kaplan thì ít lạc quan hơn khi cho rằng nếu Afghanistan sụp đổ và rơi vào kiểm soát của Taliban, một chuỗi liên tục các xã hội Hồi giáo cực đoan sẽ hình thành từ biên giới Ấn Độ - Pakistan đến Trung Á. Đây có thể là một Đại Pakistan có thể đương đầu với Ấn Độ theo cách mà Hezbollah và Hamas đối đầu với Israel.

Ngược lại, nếu một Afghanistan bình yên và được điều hành tiến bộ từ Kabul thì sẽ giúp cho New Delhi thoát khỏi mối đe dọa từ Pakistan.

Viễn cảnh về một Afghanistan ổn định và "ôn hòa hợp lý" thật khó khăn, nhưng xứng đáng là một nỗ lực vun xới quan trọng của các nước liên đới bởi nó sẽ trở thành động cơ mạnh mẽ không chỉ đối với phía nam Trung Á mà còn cả toàn đại lục Á - Âu. 

Nó hội tụ lợi ích kinh tế của Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Iran trong chiều hướng xây dựng một hành lang giao thông vận tải Trung Á.

Robert D. Kaplan cũng dự đoán rằng "giấc mơ ấy còn xa xôi đối với tình hình hiện tại".

Các học giả theo thuyết "địa lý quyết định" thấy ranh giới tự nhiên của dãy Hindu Kush với sự tồn tại của tộc người Pashtun là một mẫu hình thú vị tác động tới bức tranh cục diện chính trị lên khu vực Nam Á.

Những "giới tuyến nhân tạo" được áp đặt trong lịch sử trở nên vô nghĩa khi các nhóm sắc tộc chính ở vùng biên giới Pakistan - Afghanistan vẫn gắn bó với sắc tộc của họ theo một "liên hệ cổ xưa" nhiều hơn với đất nước mà họ mang quốc tịch.

(Điều này giải thích rõ hơn vì sao đường biên giới giữa hai nước này, do một người Anh là Sir Mortimer Durand - bộ trưởng ngoại giao của chính quyền thuộc địa Ấn Độ - cầm bút vẽ lên trong quá khứ, đã bị chính quyền Afghanistan xóa bỏ, cho đó là một tàn tích nhân tạo của phương Tây dưới thời thuộc địa).

'Mèo Tita' của Búp Bê xuất bản ở Anh quốc

TTO - Một tin vui cho làng sách Việt Nam trong lúc dịch COVID-19 đang căng thẳng: tác phẩm 'Những chuyến phiêu lưu của Mèo Tita' của tác giả Búp Bê vừa được xuất bản tại Anh quốc.

Xem thêm: mth.41961051240901202-natsinahgfa-ohc-oan-om-caig/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giấc mơ nào cho Afghanistan?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools