Tiếp đó, nạn nhân phải nạp tiền giá trị thấp (dưới 2 triệu đồng) để thực hiện các nhiệm vụ ở "khu thực tập" hoặc "khu sơ cấp"; trong thời gian khoảng 10 phút thì tất cả nạn nhân đều kiếm được tiền lời và số tiền này được chuyển về tài khoản của nạn nhân.
Sau đó, do hám lợi nên một số nạn nhân tiếp tục nạp vào số tiền lớn hơn để thực hiện các nhiệm vụ ở "khu trung cấp" và "khu cao cấp" nhưng sẽ không rút được tiền về tài khoản. Lúc này, app yêu cầu nạn nhân nộp thêm tiền vào tài khoản thì mới rút được tiền về tài khoản, tuy nhiên càng nộp tiền thì nạn nhân càng bị mất thêm tiền.
Ngoài chiêu trò lừa đảo này, còn một thủ đoạn tương tự khác là: nạn nhân phải nộp tiền thật để mua các gói hàng trên website có giá trị từ 300.000 đồng đến 300 triệu đồng. Nếu mỗi ngày có được 60 đơn hàng, nạn nhân sẽ được hưởng lãi từ 4-5%/ngày; sau 1 tháng tài khoản sẽ được nhân đôi.
Để mở rộng hệ thống, những mô hình trên các app này đã đưa ra các loại hoa hồng môi giới theo mô hình kim tự tháp. Khi giới thiệu được người mới tham gia, theo tỉ lệ F0 hưởng 16% trên tổng số giá trị đơn hàng F1 nhận được, tương tự F1 nhận được 8% hoa hồng F2. Tuy nhiên, đây chỉ là những chiêu trò huy động tiền trái phép có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam.
Các website này được các đối tượng ẩn danh tổ chức hoạt động, không có đăng ký kinh doanh và có trụ sở tại Việt Nam. Bản chất của những mô hình này là không có hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm và dịch vụ có giá trị sử dụng, mà hoạt động theo mô hình đa cấp, lấy tiền của người tham gia sau trả lãi suất và hoa hồng cho người tham gia trước.
Công an TP.HCM đề nghị người dân cảnh giác, đề phòng, không tham gia vào các app quảng cáo trên mạng được giới thiệu như "thương mại điện tử" đến từ nước ngoài với mục đích đầu tư mà không rõ nguồn gốc, độ xác thực.
TTO - Ngày 14-5, Công an TP.HCM phát đi thông tin cảnh giác với các cuộc gọi mạo danh nhân viên Điện lực Việt Nam để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Xem thêm: mth.1255132250901202-hcid-aum-gnort-ppa-auq-oad-aul-naod-uht-cac-iov-caig-hnac/nv.ertiout