Bộ trưởng Y tế Ý Roberto Speranza - Ảnh: REUTERS
Phát biểu tại thành phố Rome ngày 5-9, Bộ trưởng Y tế Ý Roberto Speranza cho biết các nước có thể đạt được một hiệp ước sau cuộc họp kéo dài 2 ngày tại đây.
Một trong những cam kết quan trọng của hiệp ước là việc phân phối vắc xin cần công bằng hơn bên ngoài các quốc gia giàu có, vì vắc xin là quyền lợi của tất cả chứ không phải đặc quyền của một số ít.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cũng tuyên bố cung cấp 100 triệu liều vắc xin cho chương trình tiêm ngừa COVID-19 toàn cầu. "Con số này bằng với số vắc xin mà chúng tôi đã tiêm trong nước đến nay" - ông Spahn nói, cho biết số vắc xin mà Đức đóng góp sẽ giúp thực hiện mục tiêu tiêm cho ít nhất 40% dân số thế giới trước năm 2022. Bộ trưởng y tế Đức cũng cảnh báo nguy cơ từ các biến thể của virus nếu thế giới không đồng lòng đối phó dịch bệnh.
Đây là một trong những cuộc họp bộ trưởng của G20 trước cuộc thượng đỉnh diễn ra vào tháng 10-2021.
Trong 2 ngày của cuộc họp, các bộ trưởng y tế cũng sẽ thảo luận về cách ngăn chặn các đại dịch trong tương lai, làm sao để đối phó với dịch bệnh cũng như thúc đẩy kiến thức khoa học trên toàn thế giới.
Theo báo South China Morning Post, Nga đã kêu gọi các nước G20 công nhận "hộ chiếu vắc xin" điện tử, một bước nhằm xây dựng cách tiếp cận chung về việc du lịch quốc tế. "Điều quan trọng là cân nhắc công nhận việc tiêm ngừa của nhau" - Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko nói. Phía Nga cũng đã trao đổi vấn đề này với Liên minh châu Âu nhưng chưa có nhiều tiến triển.
Tại nhiều nước châu Âu, chính quyền cũng đã yêu cầu người dân cần có giấy xác nhận đã tiêm ngừa để du lịch trong nước và sử dụng một số dịch vụ.
TTO - Trong hơn 1 tỉ liều vắc xin COVID-19 mà nhóm nước G7 và Liên minh châu Âu cam kết chia sẻ, chưa đầy 15% đã được bàn giao. Ước tính đến cuối năm nay, các nước giàu sẽ có 1,2 tỉ liều vắc xin mà họ không cần tới.
Xem thêm: mth.91994037060901202-gnab-gnoc-nix-cav-iohp-nahp-yad-cuht-02g/nv.ertiout