Ảnh chụp đầu tháng 8 khi cô Tirsa Manitik (32 tuổi) và chồng thăm mộ con gái (gần 1 tháng tuổi) đã mất do COVID-19 sau khi chào đời hồi tháng 6 - Ảnh: AFP
Trên toàn cầu, nhóm người chưa tiêm vắc xin ngừa COVID-19 nhiều nhất là trẻ em, nhất là trẻ dưới 12 tuổi vì chưa có vắc xin cho nhóm này.
Ngay tại Mỹ, dù trẻ từ 12 - 15 tuổi đã có thể tiêm vắc xin của Pfizer, theo trang Wired, chỉ 1/3 trẻ trong độ tuổi này đã tiêm đủ liều.
Báo cáo mới nhất của Hiệp hội Nhi khoa Mỹ, tính đến ngày 26-8, nước Mỹ ghi nhận gần 4,8 triệu ca mắc COVID-19 ở trẻ em. Tính từ đầu dịch, cứ 100.000 trẻ em Mỹ lại có 6.374 ca mắc COVID-19, dữ liệu tính tới 26-8.
Dữ liệu thực tế cũng cho thấy 22,4% (180.000 người) trong số các ca bệnh COVID-19 được ghi nhận tại Mỹ trong tuần thứ 3 của tháng 8 là trẻ em, cao hơn hẳn so với mức 14% số ca bệnh trẻ em tính từ khi đại dịch xảy ra ở Mỹ.
Còn tại Indonesia, theo Đài Sky News, có ít nhất 1.272 trẻ em tử vong do COVID-19. Dữ liệu Bộ Y tế Indonesia công bố ngày 24-8 cho thấy trẻ dưới 18 tuổi chiếm khoảng 1% số ca tử vong, cao hơn tỉ lệ trung bình 0,3% trên toàn cầu mà Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đã ghi nhận từ 79 quốc gia.
Ông Agus Susanto, bác sĩ nhi khoa tại một bệnh viện ở thủ đô Jakarta, giải thích: "Các quy trình chăm sóc sức khỏe rất khó áp dụng cho trẻ em".
Thứ hai, trẻ khó sử dụng khẩu trang.
Còn theo Hãng tin AFP, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, chăm sóc sức khỏe không đầy đủ và tỉ lệ tiêm vắc xin thấp nằm trong số các nguyên nhân khiến nhiều trẻ em mắc COVID-19 và tử vong ở Indonesia. Đã có hơn nửa triệu trẻ em Indonesia mắc COVID-19 tính từ đầu đại dịch tới nay. Nhưng giới quan sát cho rằng con số thật sự có thể cao hơn nhiều.
204.000 trẻ em ở Mỹ mắc COVID-19 trong 1 tuần
Trong bối cảnh năm học mới bắt đầu tại nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, số trẻ em mắc COVID-19 đã tăng lên. Theo Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), chỉ trong 1 tuần từ ngày 20 đến
26-8, Mỹ đã ghi nhận thêm khoảng 204.000 trẻ em mắc COVID-19 và trung bình 330 trẻ em mắc COVID-19 nhập viện mỗi ngày.
Hôm 3-9, CDC Mỹ cho biết nghiên cứu của họ cho thấy biến thể Delta có thể lây lan nhanh chóng tại các trường học khi các giáo viên, nhân viên vẫn chưa tiêm vắc xin COVID-19 tiếp xúc gần và trong không gian kín với những trẻ chưa tiêm vắc xin.
Theo báo New York Times, đến nay có 53% dân số Mỹ (mọi lứa tuổi) đã tiêm đầy đủ liều vắc xin COVID-19 và 62% đã tiêm ít nhất một liều.
BÌNH AN
TTO - Pháp bắt đầu tiêm vắc xin Pfizer/BioNTech cho trẻ 12-17 tuổi. Nhiều nước như Israel, Mỹ, Singapore đã tiêm cho trẻ em sớm hơn.
Xem thêm: mth.59495921250901202-ert-ohc-91-divoc-yal-nav-augn-meit-nol-iougn/nv.ertiout