vĐồng tin tức tài chính 365

Đắk Nông hợp tác phát triển 8 ngàn ha mắc ca

2021-09-07 11:15

UBND tỉnh Đắk Nông vừa ký kết hợp tác với Hiệp hội mắc ca Việt Nam để phát triển 8.000ha mắc ca giai đoạn 2021 - 2025.

Huyện Tuy Đức là địa phương trồng cây mắc ca nhiều nhất tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Phan Tuấn
Huyện Tuy Đức là địa phương trồng cây mắc ca nhiều nhất tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Phan Tuấn

Cụ thể, hai bên hợp tác trồng thuần khoảng 3.000ha, tương đương 1.000.000 cây; trồng xen 5.000ha, tương đương 500.000 cây. Việc phát triển mắc ca dựa trên tình hình quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ngoài ra, hai bên còn phối hợp phát triển các cơ sở chế biến mắc ca.

Tỉnh Đắk Nông sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Hiệp hội mắc ca Việt Nam cùng các doanh nghiệp đối tác phát triển chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ và chế biến các sản phẩm mắc ca.

Hai bên cùng hỗ trợ nông dân và các tổ chức, cá nhân liên quan đến phát triển sản xuất mắc ca, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tăng thu nhập.

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã phát triển được hơn 1.500ha mắc ca các loại. Điều đáng nói, cây mắc ca ở Đắk Nông chỉ phát triển theo dạng tự phát, tức là người dân tự mò mẫm mua cây giống về trồng chứ chưa được cơ quan chức năng đánh giá khảo nghiệm. 

Huyện Tuy Đức là địa phương phát triển cây mắc ca nhiều nhất với hơn 1.300ha mắc ca các loại. Giống mắc ca có hơn 15 dòng đang được trồng phổ biến tại các vườn rẫy của các hộ dân trên địa bàn huyện. 

Các dòng giống mắc ca bao gồm: OC, 695, 800, 788, 246, 344, 741, 816, 842, 849, A4, A16, A38, QN1, Dadow... Trong đó, khoảng 554 ha mắc ca của huyện Tuy Đức (chiếm 44% tổng diện tích mắc ca) bắt đầu bước vào thời kỳ cho thu hoạch.

Qua khảo sát của cơ quan chuyên môn, cây mắc ca trồng ở huyện Tuy Đức thường từ năm thứ 6 trở đi mới bắt đầu cho trái. Tỷ lệ cây mắc ca ra trái không đồng đều. Mức độ ra hoa, kết trái chưa cao.

Nhiều vườn mắc ca tỷ lệ ra hoa, đậu quả cao, mỗi cây cho từ 7 – 10 kg trái. Tuy nhiên, có những vườn tỷ lệ cây cho trái thấp, số lượng cây ra trái chỉ chiếm từ 30 – 50%, mỗi cây chỉ cho từ 1 – 3 kg trái.

Ông Kiều Qúi Diện, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy Đức cho biết, sở dĩ tình trạng cây mắc ca cho trái không đều là do người dân trồng nhiều giống khác nhau.

Đến nay, có một số dòng mắc ca tỏ ra phù hợp với các tiểu vùng sinh thái, nên sinh trưởng tốt và sản lượng khá cao. Đó là các dòng như: OC, 695, 246, 816, 849, A38... Thế nhưng, để có kết luận chính xác, cần phải qua quá trình khảo nghiệm, đánh giá bằng căn cứ khoa học. Thông tin UBND tỉnh Đắk Nông ký kết hợp tác với Hiệp hội mắc ca là điều người dân hết sức phấn khởi.

Chị Nguyễn Thị Thùy Dung, một người dân ở huyện Tuy Đức cho biết: "Chương trình hợp tác này là tiền đề để cho cây mắc ca ở tỉnh Đắk Nông được đánh giá một cách toàn diện về các dòng giống sao cho phù hợp với từng tiểu vùng khí hậu khác nhau.  Qua đó, người nông dân ở trên địa bàn tỉnh Đắk Nông sẽ có cơ sở để phát triển cây mắc ca một cách bài bản, khoa học, nâng cao hiệu quả kinh tế".

Xem thêm: odl.745059-ac-cam-ah-nagn-8-neirt-tahp-cat-poh-gnon-kad/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đắk Nông hợp tác phát triển 8 ngàn ha mắc ca”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools