Công nghệ VAR (video hỗ trợ trọng tài) là điều kiện bắt buộc để tổ chức các trận đấu vòng loại cuối World Cup 2022. Điều mà bóng đá Việt Nam chưa có thiết bị này và cũng chưa một lần sử dụng. Tuy nhiên khó khăn trên đã được AFC hỗ trợ Việt Nam thuê qua công ty vốn là đối tác của AFC.
33 camera trên sân Mỹ Đình phục vụ riêng cho VAR
Trận Việt Nam – Úc lúc 19 giờ ngày 7-9 là lần đầu tiên hệ thống VAR hoạt động tại Việt Nam. Thời gian qua, các đơn vị đã phối hợp cùng ban tổ chức sân Mỹ Đình thiết kế, lắp ráp các thiết bị để hệ thống VAR hoạt động.
Số lượng camera để phục vụ VAR hoàn toàn độc lập với line hình ảnh trực tiếp của truyền hình. Nó gồm 33 camera ghi hình riêng biệt chỉ để phục vụ cho công tác trọng tài. Trong 33 camera trên có 8 camera siêu chậm (super slow motion) và 4 camera quay chậm cực đại (ultra slow motion). Còn lại là các camera bắt hình với tốc độ bình thương nhưng phải đảm bảo độ phân giải cao.
Sơ đồ 33 camera phục vụ cho VAR bố trí trên sân Mỹ Đình
Camera đặt ngay tầng 1 sân Mỹ Đình trước phòng VIP khán đài A
33 camera sẽ được đặt tại đủ các góc quanh sân và trên khán đài, đặc biệt là hai cầu môn và khu vực 16,50 m nơi thường xuyên xảy ra các tình huống nóng và hay tranh cãi như việt vị hay không việt vị, phạt đền hay không phạt đền…
Công ty đối tác của AFC ngoài việc cho thuê sẽ đảm trách luôn phần nhân sự và hậu cần nhất là những trang thiết bị cho việc phối hợp giữa VAR và trọng tài. Phía VFF sẽ phải đảm bảo thủ tục cho những trang thiết bị cồng kềnh trên theo dạng tạm nhập, tái xuất.
Ngoài trận Việt Nam – Úc, hệ thống VAR trên sân Mỹ Đình sẽ vận hành các trận gặp Nhật Bản này 11-11, Saudi Arabia ngày 16-11, Trung Quốc ngày 1-2-2022 và Oman 24-3-2022.
Các nhân viên đang lắp đặt hệ thống truyền hình để trọng tài xem lại trên sân
Phòng VAR hoạt động với rất nhiều màn hình trên sân chuyển về
Vì sao đội Việt Nam bị phạt đền nhiều nhất?
Câu hỏi của truyền thông với ngụ ý ông Park phải thốt ra việc bị xử ép nhưng ông thầy người Hàn Quốc thừa đủ tỉnh táo để không sa vào chuyện chỉ trích. Ông đề cập rằng rất khó để lý giải chuẩn xác nhưng ông nghĩ có lẽ do thói quen phòng ngự từ đội trẻ mà cầu thủ Việt Nam đã được học. Ngoài ra, các đội khác tạo áp lực quá nhiều, cầu thủ sẽ phải thực hiện các động tác trong phòng ngự. Và khi bị tấn công, cầu thủ chơi thấp xuống thì bị đột phá và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những pha phạm lỗi và phạt đền.
Ở đây rõ ràng ông Park muốn tránh đến việc bị phạt đền nhiều do lối chơi của một đội bóng thường đặt mình vào kèo dưới để áp dụng lối đá phòng ngự phản công.
Ngay cả những trận đá với Thái Lan, Malaysia… thời lượng kiểm soát bóng của đội tuyển Việt Nam cũng thấp hơn và đó là chủ trương của việc tạo ra lối chơi nhằm tìm cơ hội ghi bàn vào lưới đối thủ khi họ mải mê tấn công, mải mê ép sân.
Duy Mạnh nhận thẻ vàng thứ hai và đội Việt Nam chịu quả phạt 11 mét...
... Sau khi trọng tài xem lại từ VAR và đưa ra phán quyết ngược với nhận định ban đầu của ông
Lối đá đấy gặp những đối thủ có trình độ cao hơn, tấn công dồn dập hơn thì tất nhiên sức ép ngày càng đè nén lên hàng thủ, lên khu vực 16,50 m và sai số trong phòng ngự khi liên tục chống đỡ xảy ra từ đấy là tất yếu.
Xem trận thua Saudi Arabia có biết bao tình huống hậu vệ Việt Nam cứu thua trước cầu môn kiểu tình huống Duy Mạnh nhận thẻ đỏ. Những pha bóng được khen là liều mình, là dũng cảm nhưng nếu cứ thường xuyên với số nhiều như thế thì rất dễ bị phạt đền.
Theo tôi việc lý giải cầu thủ có thói quen từ đội trẻ như ông Park chỉ là một phần nhỏ, phần còn lại là xác định lối chơi mà nếu không thoát được việc chống đỡ với thời lượng lớn và liên tục thì xác suất bị phạt 11 m sẽ rất cao. Thế nên cũng không lạ khi Việt Nam là đội chịu 11 mét nhiều nhất trong số 12 đội dự vòng loại cuối World Cup 2022 khu vực châu Á.
Hy vọng với Úc và với hệ thống VAR lần đầu chạy trên sân Mỹ Đình, thầy trò ông Park sẽ không tiếp tục chịu nỗi ám ảnh ăn phạt đền nhiều nhất.