Ngày 7-9, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng công bố khỏi bệnh cho 9 bệnh nhân COVID-19. Trong số này có nhiều bệnh nhân nặng, kèm theo bệnh nền như u ác tiến tuyền liệt, đái tháo đường không phụ thuộc insuline và tăng huyết áp, suy thận…
Đơn cử, bệnh nhân NTM, 23 tuổi, được chuyển ra từ Quảng Nam. Bệnh nhân bị hội chứng bão cytokine, đã qua 3 lần lọc máu, thở oxy dòng cao, dùng kháng sinh phổ rộng phối hợp… mới được cứu sống. Sau khi xuất viện, bệnh nhân được xe cấp xứu đưa về xã Quê Long, huyện Quế Sơn và thực hiện cách ly tại nhà theo quy định.
Hôm qua, một bệnh nhân 68 tuổi, suy thận 10 năm cũng đã xuất viện sau thời gian điều trị tại bệnh viện.
Các bệnh nhân COVID-19 được xuất viện ngày 7-9.
Bác sĩ Lê Thành Phúc, Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, cho biết ngành y tế, ngân sách TP đang chịu áp lực rất lớn trong điều trị bệnh nhân COVID-19, đặc biệt là yêu cầu phải kìm hãm, giảm thiểu tử vong.
Với người trẻ hoặc người có thể trạng gầy, việc điều trị có phần nhẹ nhàng. Thời gian điều trị ngắn, chủ yếu kháng viêm, kháng đông, điều trị triệu chứng và bổ sung vitamin, bệnh nhân sẽ nhanh hồi phục. Rất nhiều bệnh nhân trẻ vào bệnh viện chỉ ăn, ngủ, sinh hoạt bình thường.
Tuy nhiên với bệnh nhân cao tuổi, mắc nhiều bệnh nền, đặc biệt bệnh nhân đang ở tình trạng béo phì, quy trình điều trị kéo dài và tốn rất nhiều chi phí.
Theo bác sĩ Phúc, với một ca điều trị kéo dài (bệnh nhân chuyển biến nặng, tiên lượng xấu), để cứu sống, phải sử dụng đến máy thở, ECMO, hay sử dụng thiết bị thở oxy dòng cao HFNC thì chi phí điều trị gấp rất nhiều lần bình quân một ca thông thường. Có những ca khi thực hiện ECMO, thở máy, chi phí tính bằng tiền tỉ.
“Nếu phân tầng và điều trị sớm sẽ giảm được số bệnh nhân diễn biến nặng và nguy kịch, cũng sẽ giảm được áp lực về nhân lực đối với ngành y tế và tài lực đối với ngân sách thành phố chúng ta” – bác sĩ Phúc cho hay.
Tính từ ngày 3-5 đến 6-9, Đà Nẵng có 45 bệnh nhân tử vong trên tổng số 4.651 ca mắc COVID-19, tỉ lệ tử vong