vĐồng tin tức tài chính 365

Biết cửa hàng thuốc là kinh doanh thiết yếu vẫn không dám cấp giấy đi đường

2021-09-07 18:21

Theo Chủ tịch UBND phường Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội), ai cũng hiểu cửa hàng thuốc là thiết yếu. Tuy nhiên, văn bản hướng dẫn cấp giấy đi đường cho nhóm đối tượng thứ 6 chỉ quy định hai đối tượng là người hoạt động công vụ và công ích thiết yếu. 

Không cấp giấy đi đường dù biết là thiết yếu

Liên quan việc cửa hàng thuốc ở phường Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội) không được cấp giấy đi đường, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch UBND phường Quang Trung cho biết, hiện nay, UBND phường đang thực hiện việc cấp giấy đi đường theo thông báo của Công an thành phố Hà Nội - đây là đơn vị được Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội giao nhiệm vụ ban hành quy định cấp giấy đi đường mới cho người dân, doanh nghiệp.

Theo đó, trong thông báo mà Công an thành phố Hà Nội, giấy đi đường của nhóm đối tượng thứ 6 sẽ do công an cấp phường, xã thị trấn cấp. Nhóm đối tượng này là những người   thực hiện các hoạt động công vụ và công ích thiết yếu.

Theo ông Tuấn, những doanh nghiệp công ích thiết yếu là những doanh nghiệp được quy định bởi Luật Doanh nghiệp và hoạt động theo quy định của Nghị định 56 của Chính phủ. Cho nên những doanh nghiệp nào không được quy định trong Luật Doanh nghiệp và Nghị định 56 thì đương nhiên không thuộc đối tượng được cấp giấy đi đường mới. 

"Ai cũng hiểu cửa hàng thuốc là thiết yếu, khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, người dân vẫn được ra đường để mua thuốc. Kể cả khi các doanh nghiệp khác phải tạm ngừng hoạt động để phòng chống dịch thì hiệu thuốc vẫn được mở cửa. Tuy nhiên, văn bản của Công an thành phố ban hành và hướng dẫn như vậy rồi, chúng tôi khó làm trái", Chủ tịch phường Quang Trung cho biết.

Nhiều doanh nghiệp bức xúc vì không được cấp giấy đi đường. Ảnh minh hoạ, Cường Ngô
Nhiều doanh nghiệp bức xúc vì kinh doanh hàng thiết yếu mà không được cấp giấy đi đường. Ảnh minh hoạ, Cường Ngô 

Ông Tuấn cho biết, hiện Công an thành phố Hà Nội đã ban hành hướng dẫn mới về việc cấp giấy đi đường cho người dân doanh nghiệp, nhưng chính quyền địa phương chưa tiếp cận văn bản đó được.

"Chiều 6.9, trong cuộc họp giao ban trực tuyến với thành phố, các đơn vị cũng tranh luận rất sôi nổi về nội dung này. Đây cũng là vấn đề mới, khá phức tạp. Tôi cho rằng, Công an thành phố Hà Nội nên sớm công bố hướng dẫn mới để chúng tôi thực hiện", ông Tuấn cho hay.

Dịch vụ nào là công ích thiết yếu

Trước đó, trao đổi với Lao Động, chị Hằng - chủ một cửa hàng thuốc ở Hà Nội cho biết, chị nộp hồ sơ đăng ký giấy đi đường qua email vào ngày 4.9 cho 2 nhân viên ở cửa hàng thuốc. Tuy nhiên, việc nhận được phản hồi cửa hàng thuốc "không thuộc đối tượng" được cấp giấy đi đường, khiến chị bị "ngã ngửa" vì bất ngờ.

Nói về dịch vụ công ích thiết yếu, theo luật sư Phạm Hải Long - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, các văn bản quy phạm pháp luật có đề cập đến một số khái niệm về dịch vụ công ích thiết yếu.

Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Sản phẩm, dịch vụ công ích là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ mà Nhà nước cần bảo đảm vì lợi ích chung hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí.

Còn theo luật sư Nguyễn Anh Thơm - Đoàn Luật sư Hà Nội, Công văn 2601/KGVX do Văn phòng Chính phủ ban hành ngày 3.4.2020 về việc thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng đã quy định rõ những cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình thuộc danh mục hoạt động dịch vụ công ích thiết yếu.

Danh sách này gồm nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình giao thông, xây dựng; cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, dược phẩm, xăng dầu, điện, nước, nhiên liệu.

Ngoài ra, danh mục hoạt động dịch vụ công ích thiết yếu còn có cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc; cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm; chứng khoán, bưu chính viễn thông, dịch vụ vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa, khám chữa bệnh, tang lễ.

Những đơn vị trên được hoạt động tại các địa phương tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và là các đơn vị thuộc nhóm do công an cấp xã cấp giấy đi đường (nhóm 6).

Về quy trình, luật sư Thơm cho biết công an cấp phường là đầu mối hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân xin cấp giấy. Sau đó, Công an và UBND sở tại phối hợp với cơ quan thuế để xác minh tính hợp pháp của đối tượng thuộc lĩnh vực thiết yếu.

Xem thêm: odl.677059-gnoud-id-yaig-pac-mad-gnohk-nav-uey-teiht-hnaod-hnik-al-couht-gnah-auc-teib/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Biết cửa hàng thuốc là kinh doanh thiết yếu vẫn không dám cấp giấy đi đường”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools