vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp ngành gỗ đề xuất loạt chính sách hỗ trợ vì nguy cơ phá sản

2021-09-08 03:43

Nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu đồ gỗ đang gặp muôn vàn khó khăn, có nguy cơ phá sản, cần được hỗ trợ để vượt qua dịch COVID-19.

Khó khăn bủa vây doanh nghiệp chế biến đồ gỗ

Trao đổi về những khó khăn của ngành chế biến gỗ và lâm sản trong bối cảnh dịch COVID-19 ngày 7.9.2021, ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), cho biết: Kết quả khảo sát nhanh của các Hiệp hội địa phương vào trung tuần tháng 8.2021 đối với 360 doanh nghiệp tại Bình Dương, TPHCM, Đồng Nai và Bình Định, cho thấy: Bình quân có trên 50% doanh nghiệp dừng sản xuất, nhưng những doanh nghiệp này đang đối diện nguy cơ phá sản do vẫn phải trả chi phí thuê mặt bằng, các khoản thuế, phí, lãi suất ngân hàng….

Ông Nguyễn Quốc Khanh – Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA) cũng cho biết, chi phí để duy trì sản xuất theo phương thức 3T, 2T đã tăng khoảng 20-30% vì nhiều khoản chi phí phát sinh, với thực tế này thì doanh nghiệp rất khó cầm cự và cũng không đủ nguồn lực để trả các khoản vay đến hạn.

Hơn nữa, chủ doanh nghiệp không có chuyên môn về lĩnh vực y tế, nên thực sự khó khăn, cản trở đối với doanh nghiệp khi thực hiện mục tiêu kép vừa sản xuất vừa phòng chống dịch bệnh.

Mặc dù các ngân hàng đã công bố mức giảm lãi từ 0,3-1,5% cùng các gói tín dụng ưu đãi khác; nhưng với mức giảm này là không đáng kể so với thiệt hại của doanh nghiệp.

Còn theo ông Điền Quang Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (Bifa), doanh nghiệp ngành gỗ còn đang đối diện với nguy cơ mất khách hàng, mất các thị trường chiến lược và tham gia vào các chuỗi cung ứng sản phẩm gỗ.

Hỗ trợ doanh nghiệp có nguồn lực vượt qua đại dịch

Theo đại diện các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, tỉ lệ lao động ngành gỗ được tiêm vaccine rất thấp, điển hình như ở Đồng Nai, Bình Dương, Bình Định là những địa phương thuộc vùng dịch, nhưng đến cuối tháng 8.2021 mới có khoảng từ 15-20% người lao động được tiêm vaccine.

Để duy trì sản xuất, giảm thiểu đứt gãy chuỗi cung và mất các đơn hàng, Viforest đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các cấp, các ngành ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp ngành chế biến và xuất khẩu đồ gỗ đang rất khó khăn hiện nay. 

Theo đó, đề nghị nâng hạng ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động ngành gỗ từ mức 13/16 lên mức 8/16 trong bảng xếp hạng của Bộ Y tế; các địa phương tạo điều kiện nhanh nhất và đảm bảo nhu cầu tiêm vaccine cho công nhân ngành gỗ, trước tiên ưu tiên 100% cho lao động vùng dịch và các nhà máy đang duy trì sản xuất cả ở trong và ngoài các khu công nghiệp.

Chiều 7.9, tại văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và một số bộ, ban, ngành, Viforest đề nghị các địa phương cho phép doanh nghiệp tự lựa chọn áp dụng phương thức 3T hoặc 2T tùy theo tình hình thực tế; Cho phép người lao động của doanh nghiệp được di chuyển đến các tỉnh khác sau khi đã tiêm đủ 2 hoặc 1 mũi vaccine; Cho phép các doanh nghiệp tự test COVID-19 và được công nhận kết quả; Không “hình sự hóa” trong trường hợp phát sinh các F0; hỗ trợ chi phí xét nghiệm cho doanh nghiệp và kịp thời đưa các ca F0 được phát hiện ra khỏi nhà máy đến các cơ sở y tế để điều trị sớm nhất...

Viforest cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo cho phép tiếp tục thực hiện các chính sách như đã quy định tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13.3.2021 của Ngân hàng Nhà nước và ban hành một số chính sách như giảm lãi suất đối với nguồn vốn vay hiện tại và vốn vay mới mức từ 4 - 4,5%/năm, đồng thời giãn nợ gốc và trả lãi từ 6 tháng tới 12 tháng. Ngoài ra còn có các đề xuất về hỗ trợ vốn và tiếp cận nguồn vốn phục vụ kinh doanh. 

Bổ sung đối tượng giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với toàn bộ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm 2021 và giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm tiếp theo để doanh nghiệp có thời gian phục hồi.

Miễn 50% tiền thuê đất năm 2021, giảm 25% tiền thuê đất trong 2 năm tiếp theo, không điều chỉnh tăng giá thuê đất vượt quá 10% trong 5 năm giai đoạn sau so với giá thuê đất mà doanh nghiệp đã thuê ở 5 năm giai đoạn trước.

Hỗ trợ cho các doanh nghiệp được phép hoàn thuế GTGT nhanh nhất trong thời gian giãn cách, được phép hoàn trước, kiểm sau nhằm giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn vốn để duy trì sản xuất và trả lương người lao động...

Xem thêm: odl.648059-nas-ahp-oc-yugn-iv-ort-oh-hcas-hnihc-taol-taux-ed-og-hnagn-peihgn-hnaod/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Doanh nghiệp ngành gỗ đề xuất loạt chính sách hỗ trợ vì nguy cơ phá sản”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools