Đại diện Hội Chữ thập đỏ trao gói hỗ trợ an sinh xã hội đợt 2 cho người nghèo và công nhân bị thất nghiệp do dịch bệnh COVID-19 tại khu nhà trọ ấp 2, xã Long Thới, huyện Nhà Bè, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG
Sắp tới sẽ được khắc phục như thế nào?
Tôi quá khó khăn nhưng chưa nhận được tiền
Bà Nguyễn Thị T. thuê một phòng trọ ở cùng con trai nhỏ tại tổ 9, khu phố 3, phường Bình Chiểu, TP Thủ Đức, TP.HCM từ nhiều năm nay. Cuối tháng 6, công ty bà T. phải nghỉ hoạt động 15 ngày do có ca dương tính. Đến hạn được đi làm trở lại thì toàn bộ phường Bình Chiểu bị phong tỏa nên bà T. cũng không được đi làm. Tiếp đến, công ty phải đóng cửa chống dịch theo lệnh của TP cho đến nay.
Tiền dành dụm của bà T. không được là bao nên chỉ cầm cự được tháng đầu tiên dù rất tằn tiện. Bà T. được nhận bảo hiểm thất nghiệp 2 triệu đồng/tháng nhưng không đủ để trang trải các chi phí nên khó khăn chồng khó khăn. Cuối tháng 8, con trai bà T. dương tính với COVID-19, bà T. theo con vào khu cách ly cho đến nay, bà nhắn với chủ nhà trọ cho bà giữ lại căn phòng hai mẹ con đang thuê.
Bà T. cho biết mình đã nợ tiền trọ từ tháng 8. Nay con trai bà vào năm học. Dự định dùng tiền bảo hiểm thất nghiệp nhận vào đầu tháng 9 để mua điện thoại cũ cho con trai học nên tháng 9 vẫn phải nợ tiền trọ và hai mẹ con chưa biết xoay xở ra sao. "Đến nay, tôi chưa được nhận gói hỗ trợ nào từ Nhà nước. Tôi không biết chủ nhà trọ có đăng ký đến chính quyền hay không" - bà T. cho biết.
Đây là một trong những cảnh đời thất nghiệp không lương tại TP.HCM vẫn chưa được nhận hỗ trợ từ TP mà tôi ghi nhận được. Họ đang mong chờ được bổ sung vào danh sách nhận hỗ trợ.
Bạn đọc ANH TÚ
Không để trao nhầm tiền hỗ trợ
Các hình thức hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19 đã và đang được thực hiện khẩn trương, chính xác. Thế nhưng, cá biệt vẫn còn vài trường hợp buồn trong cả khâu xét duyệt lẫn người được nhận.
Một cựu cán bộ cấp phường tại TP Thủ Đức (TP.HCM) vừa bị khởi tố do cố ý đưa người quen vào danh sách nhận tiền hỗ trợ đợt 2. Một chính sách nhân văn, thể hiện sự quan tâm của chính quyền với người dân lại trở thành cơ hội trục lợi cho cá nhân, chủ trương lớn chưa được thực thi công bằng.
Có người "nhận nhầm", có người khác xứng đáng nhưng bị "bỏ sót", không được nhận. Quyền lợi chính đáng bỗng dưng bị mất đi trong hoàn cảnh "một miếng khi đói bằng một gói khi no", còn khá nhiều gia đình đang mong chờ đến lượt. Họ không chỉ chờ nhận phần quà, khoản tiền cứu trợ mà còn chờ lòng tin của mình với chính quyền được chứng minh.
Gói hỗ trợ là tấm lòng cả nước hướng về đồng bào vùng dịch. Nhờ đó, nhiều gia đình đủ sống cả tuần hoặc hơn nữa. Tôi đã chứng kiến niềm vui hiện rõ của người dân ở khu phố chiều 30-8 khi họ xúc động cầm trên tay 1,5 triệu đồng.
Quy trình khảo sát, xét duyệt người đủ điều kiện nhận cứu trợ được tiến hành công khai, không thiên vị với tất cả tấm lòng và tinh thần trách nhiệm. Mong với đợt hỗ trợ sắp tới nhiều cảnh đời sẽ được gỡ khó khi khoản hỗ trợ được chi nhanh, chi đúng người.
Bạn đọc HỮU CHƠN
TTO - Bộ Lao động - thương binh và xã hội vừa có tờ trình gửi Chính phủ đề nghị sửa đổi, bổ sung nghị quyết 68 (gói 26.000 tỉ đồng) về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Xem thêm: mth.56631942270901202-ort-oh-nahn-coud-auhc-iougn-noc-nav-oas-iv/nv.ertiout