vĐồng tin tức tài chính 365

Hơn 50% doanh nghiệp gỗ đứng trước bờ vực phá sản

2021-09-08 11:43

Bình quân có trên 50% doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ tại khu vực Đông Nam Bộ đã dừng sản xuất, những doanh nghiệp này đang đối diện nguy cơ phá sản, mặc dù các ngân hàng đã công bố mức giảm lãi từ 0,3 - 1,5% cùng các gói tín dụng ưu đãi khác.

Bài viết trên VnEconomy dẫn chứng, xuất khẩu gỗ tháng 8 đã sụt giảm mạnh khi mất tới 34,5% so với tháng 7/2021 và giảm 22,8% so với cùng kỳ.

Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do từ giữa tháng 7 đến nay, trên 50% doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ phải ngừng, đóng cửa hoặc giảm sản xuất. Với những doanh nghiệp còn hoạt động, chi phí để duy trì sản xuất tăng khoảng 20 - 30%, do phải chi thêm chi phí ăn, ở tại chỗ, test nhanh COVID-19, xét nghiệm PCR cho người lao động (tăng thêm bình quân khoảng 5 - 6 triệu đồng/tháng/1 lao động).

Hơn 50% doanh nghiệp gỗ đứng trước bờ vực phá sản - Ảnh 1.

Xuất khẩu gỗ tháng 8 đã sụt giảm mạnh khi mất tới 34,5% so với tháng 7/2021. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam lo ngại, nếu tình hình không được cải thiện thì doanh nghiệp ngành gỗ có thể phải đối diện với nguy cơ mất khách hàng, mất các thị trường chiến lược và mất khả năng tham gia hiệu quả vào các chuỗi cung ứng sản phẩm gỗ đã có uy tín trên thị trường thế giới trong nhiều năm qua.

Ráo riết hành trình đưa 5 triệu hộ nông dân lên sàn thương mại điện tử

Hành trình đưa 5 triệu hộ nông dân mở gian hàng, bán nông, lâm, hải sản trên sàn thương mại điện tử trong năm 2021 vẫn đang được tích cực triển khai dù dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, nông dân vẫn cần sự hỗ trợ đồng bộ từ doanh nghiệp và các cơ quan chức năng để đẩy nhanh tiến trình này, bài viết trên Báo Đầu Tư.

Đơn cử như việc đảm bảo lưu thông hàng hóa thông qua thương mại điện tử trong giai đoạn nhiều tỉnh thành thực hiện giãn cách xã hội.

Cùng với đó, các sàn thương mại điện tử cần nâng cấp công nghệ để phù hợp hơn với tình hình thực tế tại các tỉnh, phát triển các cửa hàng số, tài khoản thanh toán điện tử, chú ý đến việc xây dựng thương hiệu cho từng hộ gia đình.

Hay tại một địa phương khác ở khu vực Tây Nguyên, vấn đề thanh toán mua hàng cũng được nông dân đặc biệt quan tâm, nhất là các nơi vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh rất thấp, do đó việc thực hiện thanh toán trực tuyến sẽ rất khó khăn.

Vật liệu làm cao tốc lại "tắc" vì đâu?

Bộ Giao thông Vận tải đang triển khai thi công đồng loạt 10/11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông, tuy nhiên các dự án đều đang đứng trước nguy cơ chậm tiến độ do nguồn vật liệu đất đắp vẫn thiếu hụt trầm trọng, phản ánh trên Báo Giao Thông.

Tại dự án Mai Sơn - QL45, hiện 15 mỏ đất và 20 mỏ cát có trữ lượng cơ bản đáp ứng nhu cầu đã được chấp thuận để phục vụ dự án. Tuy nhiên, công suất khai thác của các mỏ lại quá thấp hoặc vẫn chưa thể khai thác đúng công suất cấp phép do vướng giải phóng mặt bằng.

Hay tại dự án cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu, dù mỏ khai thác có trữ lượng lớn nhưng công suất khai thác theo giấy phép cũng rất thấp, trong khi những mỏ mới đã hoàn thành đấu giá lại chưa được cấp phép khai thác. Điều này dẫn đến nghịch lý mỏ mới ở sát công trường không được khai thác, còn mỏ khai thác được thì lại cách công trường 40 - 50 km, không chỉ thiếu hụt vật liệu mà giá vận chuyển cũng bị đẩy lên cao.

'Khát' lao động mùa dịch, doanh nghiệp đồ gỗ 'bó tay'"Khát" lao động mùa dịch, doanh nghiệp đồ gỗ "bó tay"

VTV.vn - Dù các đơn đặt hàng xuất khẩu đang về Việt Nam, nhưng doanh nghiệp ngành gỗ lại đang như "ngồi trên lửa" vì nhiều công nhân phải nghỉ việc do ảnh hưởng COVID-19.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.84484410180901202-nas-ahp-cuv-ob-court-gnud-og-peihgn-hnaod-05-noh/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hơn 50% doanh nghiệp gỗ đứng trước bờ vực phá sản”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools