Dùng app ngân hàng chỉ để chuyển khoản
Ăn mặc sành điệu, tiêu bằng thẻ tín dụng, smartphone đời cao và xe máy đẹp, Thụy Anh, cô gái trẻ đến từ Tuyên Quang vẫn tự tin rằng mình không phải là tuýp người tối cổ. Cho đến một buổi tối đi làm về căn hộ chung cư được bố mẹ mua cho, cô kể, mọi thiết bị điện trong nhà đều không hoạt động. Không ánh sáng, không máy lạnh, bếp từ cũng không bật được để nấu ăn. Trong khi đó các nhà khác vẫn sáng ánh đèn và tiếng TV nói vọng ra.
“Sau một vòng hỏi hàng xóm và ban quản lý, em mới hiểu ra là do tuần đó bận việc hay về muộn mà quên không đóng tiền điện tháng trước nên bị cắt điện. Tối hôm đó đành phải sang nhà bạn tá túc nhờ một đêm,” cô cười nói.
Tuy nhiên, cô còn thấy xấu hổ hơn khi mang câu chuyện này kể lại ở văn phòng cho mọi người nghe vào ngày hôm sau. Một chị trong phòng hỏi cô không biết đặt lịch thanh toán hóa đơn trên app ngân hàng à?
“Lúc đó thấy mình đúng là quê. Mấy năm qua dùng app ngân hàng em chỉ sử dụng để chuyển khoản là chính, cũng chẳng biết rằng app ngân hàng có thể làm được những việc khác nữa,” Thụy Anh kể.
Ngày hôm đó cô cũng mới biết có thể thanh toán cả tiền nước, thậm chí là mua vé máy bay và đặt phòng khách sạn đi du lịch trên app ngân hàng cũng được luôn nữa. Đúng như Thụy Anh nghĩ, dù mức độ phổ biến của các ứng dụng ngân hàng và thanh toán di động so với 5 năm trước đã cao hơn rất nhiều, nhưng một khảo sát của Statista, công ty chuyên cung cấp dữ liệu về người tiêu dùng và thị trường của Đức, cho thấy đa số người Việt dùng thanh toán di động nhiều nhất cho các mục đích như nạp tiền điện thoại và chuyển tiền. Các tính năng như thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm online, shopping ngay trên app ngân hàng, đóng học phí hay đầu tư chứng khoán, bảo hiểm, trái phiếu…thì vẫn chưa được sử dụng nhiều.
Đỗ Nhung, bạn của Thụy Anh thì cho rằng nhiều ứng dụng ngân hàng được thiết kế không thân thiện, khiến cho người dùng cảm thấy khó sử dụng, là nguyên nhân cô cũng chỉ dùng app ngân hàng để chuyển khoản là chính. Nhưng cả hai cùng vui vẻ cho biết từ khi được bà chị cùng phòng Thụy Anh khuyên nên dùng app TPBank cho dễ thì mọi thứ đều dễ dàng hơn.
“Qua tìm hiểu trên fanpage của ngân hàng, bọn em thử đăng ký mở tài khoản bằng eKYC, chỉ vài phút là xong. App thân thiện, thoạt nhìn là biết có những tính năng gì. Giờ thì em sử dụng app TPBank cho hầu hết những việc như mua sắm, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm… Tiện lắm”, Nhung nói.
App ưu việt - Giúp người dùng nâng cao chất lượng cuộc sống
Xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng số trong những năm gần đây đang tạo ra một cuộc đua giữa các ngân hàng và cả các fintech. Hầu hết các ngân hàng đều đã có Internet Banking hay Mobile Banking. Tuy vậy, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nhiều ngân hàng chỉ mới đưa các dịch vụ cơ bản lên nền tảng số hóa, nhưng chưa chú trọng làm sao để khách hàng dễ sử dụng nhất và mang lại lợi ích tối ưu nhất cho họ.
Một đại diện phụ trách ngân hàng số của TPBank chia sẻ rằng, một app ngân hàng toàn diện sẽ không chỉ giúp người dùng thuận tiện hơn trong việc chi tiêu, giao dịch hàng ngày, mà còn phải trở thành một công cụ giúp cho cuộc sống của họ tốt hơn, tiết kiệm thời gian hơn ở nhiều công việc và cũng kiểm soát tài chính tốt hơn, từ đó tạo ra sự bền vững về tài chính cá nhân cho người dùng.
Xuất phát từ ý tưởng được nghiên cứu công phu dựa trên nhu cầu và hành vi của khách hàng, TPBank đã phát triển một ứng dụng ngân hàng số không chỉ thân thiện với người sử dụng mà còn trở thành một trợ lý tài chính thực thụ.
Ví dụ như nhờ tính năng thanh toán hóa đơn định kỳ, khách hàng sẽ không phải quan tâm đến ngày đi trả tiền điện, nước, trả nợ các khoản vay, thanh toán thẻ tín dụng hoặc tiền điện thoại. Hoặc tính năng thanh toán bằng mã QR sẽ giúp việc giao dịch mua bán ở siêu thị, nhà hàng nhanh hơn rất nhiều. Còn với những người thường thích sự tối giản, không phải nhớ quá nhiều dãy số trong đầu, thì tính năng đồng bộ số điện thoại với số tài khoản của TPBank thì đúng là độc nhất vô nhị.
Thụy Anh cho biết từ ngày dùng app TPBank, cô giống như có một “trợ lý” lo hết những việc thanh toán lặt vặt hàng tháng. “Thanh toán qua app ngân hàng nhiều em còn tiết kiệm được tiền,” Thụy Anh tiết lộ thêm.
Những khoản tiết kiệm cô nhắc tới đến từ những chương trình ưu đãi, khuyến mãi rất thường xuyên của ngân hàng. Hơn nữa, dùng app ngân hàng càng nhiều thì càng được tích điểm nhiều. Số điểm này sau đó sẽ được quy đổi ra những món quà giá trị.
Còn đối với Tuyết Nhung, nhờ những tính năng ưu việt của app TPBank, cô vẫn cảm thấy có thể vượt qua được thời gian dịch bệnh này mà không bị thiếu thốn quá. Chả là do tình hình khó khăn, công ty cô đã quyết định giảm 20% lương nhân viên từ đầu tháng này. Nếu như trước kia, độc thân và không phải lo cho ai, cô chi tiêu khá thoáng.
“Em không tiết kiệm và cũng không lập kế hoạch tài chính chi tiêu cho mình, cứ có tiền thích thì thì tiêu thôi,” Nhung nói. Nhưng từ khi lương bị giảm, Nhung không còn “vung tay quá trán nữa”. Cô luôn trích một khoản nhỏ khoảng 20% lương gửi tiết kiệm online Savy của TPBank, số tiền còn lại được lên kế hoạch chi tiết cho sinh hoạt hàng ngày.
“Cuối tháng em chỉ cần mở tính năng thống kê trên app TPBank ra là biết mình có bao nhiêu tiền vào và chi bao nhiêu tiền cho những khoản nào". Với tính năng Smart Search trên app TPBank, chỉ trong tích tắc mọi giao dịch thanh toán đã hiện ra. Bằng một câu ra lệnh, ứng dụng cũng đã hiện ra mục thẻ tín dụng để người dùng xem mà không cần phải bấm trên màn hình.
“Tính ra, dù đây là thời điểm khó khăn, nhưng em lại có tiền dư dả hơn trước nhờ biết tiết kiệm và chi tiêu hợp lý qua app ngân hàng. Bọn em cũng không tối cổ nữa đâu,” Nhung cười tươi.
Xem thêm: lmth.42660000042210202-os-gnah-nagn-auc-cahk-teiv-uu-gnan-hnit-gnuhn/nv.semitaer