Cô Trần Thị Huyền - chủ nhiệm lớp 8/4 Trường THCS Lê Văn Tám, quận Bình Thạnh - Ảnh: NVCC
Thầy Nguyễn Minh Trung - giáo viên chủ nhiệm lớp 10HS Trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh, TP.HCM) - giục học trò.
Đó là cách nhập lớp trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm của thầy Trung. Thầy Trung chia sẻ khác với khi dạy học truyền thống, giáo viên chủ nhiệm hạn chế lập group (nhóm) với học sinh. Giờ học trực tuyến thì trước hết các group như một kênh cho các giáo viên chủ nhiệm.
"Giáo viên quản học sinh qua phần mềm LMS của Sở GD-ĐT TP.HCM. Để học sinh nhanh tiếp nhận thông tin của giáo viên, tôi phải lập group ở Zalo và cả tin nhắn trong Facebook. Còn phụ huynh thì sử dụng Zalo. Thông tin nào quan trọng tôi nhắn cả hai phía học sinh và phụ huynh" - thầy Trung chia sẻ.
Dạy học trực tiếp thì sổ đầu bài là nơi để giáo viên bộ môn phản ảnh từng tiết học của lớp. Nhưng dạy học online, sổ đầu bài là nội dung sử dụng phần mềm One Not.
"Tại đây sẽ cập nhật thông tin với quản sinh, với giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu. Khi nào mất đường truyền, em nào trễ tiết học thì từng lớp báo riêng với quản sinh, rồi quản sinh tập hợp báo với giáo viên bộ môn để thầy cô cập nhật" - thầy Trung nói thêm.
Theo phân phối chương trình, một tuần có 2 tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Tiết 1 thường là sinh hoạt bình thường, dặn dò thông báo. Tiết 2 là tổ chức các hoạt động cho học sinh như hướng nghiệp, sinh hoạt chủ điểm. Nhưng với trực tuyến, mỗi giáo viên phải linh hoạt để sao cho đảm bảo hai yêu cầu trên.
Thông qua các group cũng là giải pháp hỗ trợ quản lý, chủ nhiệm lớp nhưng sẽ dành thời gian cho những trò chơi nhẹ nhàng, tổ chức những buổi giao lưu âm nhạc vào tối chủ nhật là cách mà thầy Trung hay làm.
"Chiều hoặc tối chủ nhật, nói là sinh hoạt lớp nhưng tôi gặp học trò chủ yếu để các em thoải mái thư giãn, nghe tâm tư của học trò sau một tuần online, hoặc giao lưu âm nhạc, câu chuyện hay…", thầy Trung chia sẻ.
Cô Trần Thị Huyền (giáo viên môn địa lý Trường THCS Lê Văn Tám, quận Bình Thạnh), chủ nhiệm lớp 8/4, chia sẻ:
"Chủ nhiệm trực tuyến khó hơn trực tiếp. Vì khi dạy học truyền thống, tôi có tiết thì suốt buổi có thể đi ngang đi dọc lớp nhắc nhở học trò. Bây giờ chỉ qua một kênh duy nhất là phụ huynh. Nên tôi phải huy động nhiều nguồn, kể cả phụ huynh cũ".
Những ngày đầu chủ nhiệm thì lớp 8/4 có hơn 20 phụ huynh tham gia group lớp. Cô Huyền phải gọi giáo viên chủ nhiệm cũ, hoặc phụ huynh cũ đã biết cô, xin số điện thoại phụ huynh mới và mời cha mẹ các em vào group.
Học sinh cũng tương tự, cô Huyền tạo nhóm trên messenger của Facebook, chia nhỏ các nhóm ra cho dễ quản lý. Lớp cô có 49 em, chia làm 5 nhóm. Mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng.
Mỗi ngày mỗi buổi cô sẽ được các nhóm trưởng thông báo tình hình lớp, hiện diện online đủ chưa, bạn nào chưa vào được thì nhóm trưởng báo giáo viên; hoặc học sinh nào có tâm tư riêng, cô luôn đọc và trả lời tin nhắn kịp thời…
TTO - Đây là quan điểm của TS Nguyễn Tùng Lâm, chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, từ kinh nghiệm gần 30 năm điều hành một ngôi trường thu phục nhiều học sinh bị coi là “cá biệt” về công tác chủ nhiệm của giáo viên.
Xem thêm: mth.89854759090901202-enilno-ioht-meihn-uhc-neiv-oaig/nv.ertiout