Chất thải từ nông nghiệp, đặc biệt là từ thủy sản, chăn nuôi, lâm nghiệp đang được chế biến từ "rác" thành tiền, phục vụ cho nền nông nghiệp xanh.
Phụ phẩm, chất thải từ sản xuất nông nghiệp rất lớn
Tại diễn đàn chuyển đổi số Nông nghiệp Việt Nam ngày 10.9, ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), cho biết: Theo ước tính của các chuyên gia thủy sản, tổng phụ phẩm các loại từ ngành này khoản 1 triệu tấn/năm. Các phụ phẩm thủy sản chủ yếu cá, tôm nuôi hoặc đánh bắt nhưng bảo quản chưa phù hợp nên bị loại thải hoặc là phụ phẩm từ quá trình chế biến ở các cơ sở chế biến thủy sản chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (413 cơ sở, chiếm 50,2% cơ sở chế biến thủy sản của cả nước). Tỉ lệ thu gom để xử lý, chế biến đạt gần 90%.
Tổng phụ phẩm của ngành lâm nghiệp có khoảng 5,5 triệu tấn, chủ yếu là vỏ cây keo, bạch đàn, mùn cưa và vụn gỗ.
Cũng theo ông Tống Xuân Chinh, trong chăn nuôi, dựa trên định mức kỹ thuật trong chăn nuôi và tổng đàn gia súc, gia cầm do Tổng cục Thống kê công bố, theo lý thuyết năm 2020, tổng đàn gia súc, gia cầm nước ta thải ra trên 61,4 triệu tấn phân và trên 55 triệu tấn nước tiểu. Ngoài ra, hằng năm có nhiều triệu tấn chất độn chuồng thải ra từ ngành chăn nuôi, tuy nhiên chưa có số liệu điều tra về nguồn phụ phẩm này.
Lượng phân của vật nuôi theo các vùng sinh thái nông nghiệp: Vùng đồng bằng sông Hồng có 9,6 triệu tấn, vùng trung du Miền núi phía Bắc có 17,8 triệu tấn, Bắc Trung bộ là 10,4 triệu tấn, vùng duyên hải Nam Trung bộ là 8 triệu tấn, Đông Nam bộ là 6,1 triệu tấn và đồng bằng sông Cửu Long là 6,2 triệu tấn.
Năm 2020, tổng đàn gia súc, gia cầm vùng đồng bằng sông Cửu Long thải ra 6,2 triệu tấn phân vật nuôi, chiếm 10% lượng phân vật nuôi của cả nước. Vùng này tỉnh Bến Tre và Trà Vinh có chăn nuôi phát triển và ước tính có tổng khối lượng phân vật nuôi tương ứng là 1,2 và 1 triệu tấn đứng thứ nhất và thứ nhà vùng này.
Biến chất thải nông nghiệp thành tiền theo mô hình kinh tế tuần hoàn
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), có 4 cách chính để xử lý chất thải chăn nuôi, biến nguồn chất thải này thành tiền. Trong đó có phương pháp công nghệ khí sinh học; đệm lót sinh học; ủ phân compost; công nghệ vi sinh. “Trong đó, công nghệ vi sinh đang rất phát triển và có nhiều sản phẩm/chế phẩm vi sinh hỗ trợ hiệu quả cho việc xử lý chất thải chăn nuôi kể cả khử mùi hôi trong chăn nuôi” – ông Tống Xuân Chinh cho hay.
Đối với phụ phẩm thủy sản, theo Cục Chăn nuôi, hiện nay, ngành chế biến phụ phẩm thủy sản ở nước ta mới đạt khoảng 275 triệu USD năm 2020, nhưng nếu khai thác hết nguồn phụ phẩm gần 1 triệu tấn của ngành thủy sản bằng các công nghệ cao thì có thể thu về 4-5 tỉ USD. Trong những năm gần đây đã xuất hiện những mô hình công ty chế biến thủy sản đầu tư công nghệ cao vào chế biến phụ phẩm mang lại gia trị gia tăng cao như: Công ty CP Vĩnh Hoàn Collagen ở tỉnh Đồng Tháp là doanh nghiệp đầu tiên của cả nước chế biến đầu cá, ruột cá, xương cá, đuôi cá làm bột cá - nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi. Từ năm 2015, Công ty đã xây dựng một nhà máy sản xuất collagen và gelatin từ da cá tra; Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Chitosan sản xuất Chitin từ vỏ tôm, xương mực; sản xuất chitosan và phân bón hữu cơ từ phụ phẩm chế biến thủy sản.
Đối với phụ phẩm lâm nghiệp, ví dụ đối với cây keo, khi chặt keo ở quy mô lớn, lá keo có thể thu gom tập trung, cân đối Cacbon và Nitơ để sản xuất phân bón hữu cơ sử dụng làm bầu cho ươm cây con. Vỏ keo được tách ra từ thân cây keo bằng máy hoặc thủ công được một số doanh nghiệp chăn nuôi bò thịt thu gom, nghiền, xử lý vi sinh làm đệm lót sinh học trong chuồng nuôi bò, điển hình là Công ty T&T 159 ở Hòa Bình áp dụng thành công cho 6.000 con bò và sử dụng đệm lót, phân bò, nước tiểu sau khi hót khỏi chuồng để sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh.
Ở quy mô công nghiệp, mùn cưa được ép viên để đun nấu, ép làm vật liệu xây dựng hoặc xử lý hóa học để sản xuất cồn công nghiệp vì chứa tới 50% cellulose...
Xem thêm: odl.540259-naoh-naut-et-hnik-hnih-om-oeht-neit-hnaht-peihgn-gnon-iaht-tahc-neib/et-hnik/nv.gnodoal