vĐồng tin tức tài chính 365

20 năm nỗ lực tìm lại tên cho hơn 1.000 nạn nhân vụ tấn công ngày 11-9 ở Mỹ

2021-09-11 07:01

Ngày 11-9 năm 2021 đánh dấu 20 năm sau vụ khủng bố kinh hoàng ở Mỹ. Chỉ trong vòng hai tiếng đồng hồ, 19 thành viên thuộc tổ chức Hồi giáo cực đoan Al-Qaeda đã cướp thành công bốn chiếc máy bay thương mại Mỹ với đầy nhiên liệu và lao thẳng vào ba điểm khác nhau: Tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới (WTC) ở TP New York, trụ sở Bộ Quốc phòng ở bang Virginia và vùng ngoại ô Shanksville tại Pennsylvania. 

Vụ tấn công khiến gần 3.000 người thiệt mạng và hàng chục ngàn người khác bị thương - những con số thương vong chưa từng thấy trong thời bình ở Mỹ. 20 năm là quãng thời gian đủ dài để những mất mát qua đi những đau thương vẫn còn đó, đặc biệt là khi có đến hàng ngàn nạn nhân tử nạn trong ngày 11-9 đến nay vẫn chưa thể xác định được danh tính. 

Theo tờ The New York Times, hiện có khoảng 1.106 trường hợp như vậy, chiếm khoảng 40% số người thiệt mạng ngay trong vụ nổ, bất chấp những nỗ lực không ngừng của các lực lượng chức năng Mỹ. 

20 năm nỗ lực tìm lại tên cho hơn 1.000 nạn nhân vụ tấn công ngày 11-9 ở Mỹ - ảnh 1
Các lực lượng cứu hộ tìm kiếm cứu nạn tại hiện trường vụ tấn công Tòa tháp đôi WTC ngày 11-9 năm 2001. Ảnh: GETTY

Quy trình xác định danh tính

Do số lượng người thiệt mạng trong vụ tấn công Toà tháp đôi WTC nhiều hơn gấp nhiều lần ba địa điểm còn lại, trách nhiệm này phần lớn thuộc về Văn phòng Giám định Y khoa TP New York. 

Suốt 20 năm qua, các chuyên gia ở đây đã liên tục giám định DNA của hơn 22.000 bộ phận cơ thể thu thập tại hiện trường và đối chứng với các thông tin DNA của những người chưa tìm được hài cốt do gia đình cung cấp. 

Về quy trình xác định danh tính, một chuyên gia làm việc ở Văn phòng Giám định Y khoa TP New York - ông Carl Gajewski cho biết các nhân viên khi làm việc phải mặc đồ bảo hộ từ đầu đến chân để tránh làm hỏng vật liệu nghiên cứu. Công việc bắt đầu bằng việc cắt nhỏ các đoạn xương thành nhiều mảnh nhỏ, bụi xương được giữ lại và lưu trữ trong các hộp nhựa trong suốt. 

Sau đó, nhân viên sẽ tiếp tục chuẩn bị các mẫu xương bằng cách dùng dao cạo nhẵn rồi đem đi cọ rửa với các chất tẩy rửa khác nhau. Vì rất khó để trích xuất DNA từ một khúc xương nguyên vẹn, nên đoạn xương sẽ tiếp tục sẽ được nghiền thành bột mịn nhất có thể.

Ông Gajewski cho biết khi dự án mới bắt đầu triển khai vào năm 2001, các nhân viên thường sử dụng cối và chày để nghiền các mảnh xương một cách thủ công.

Tuy nhiên, hiện tại công đoạn này đã được tự động hóa. Các mảnh vỡ sẽ được làm đông bằng nitơ lỏng trong ống thủy tinh và cho vào một máy nghiền xương chuyên dụng. Xương sau khi được nghiền sẽ được ủ thêm với nhiều loại hoá chất cho đến khi trích xuất được DNA. 

20 năm nỗ lực tìm lại tên cho hơn 1.000 nạn nhân vụ tấn công ngày 11-9 ở Mỹ - ảnh 2
Chuyên gia Carl Gajewski trong phòng thí nghiệm của  Văn phòng Giám định Y khoa TP New York. Ảnh: THE NEW YORK TIMES

Trong trường hợp xác định được danh tính thành công, hài cốt sẽ được gửi về cho gia đình trong một túi kín được niêm phong đánh dấu bằng bằng lá cờ Mỹ đi kèm với một số hiệu để nhận dạng.

Nếu thân nhân không nhận hoặc gia đình không còn ai để nhận, hài cốt sẽ được cất giữ tại kho lưu trữ thuộc khu vực đài tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố 11-9 ngay trước Toà tháp đôi WTC.  

Cánh cửa định danh ngày càng hẹp dần

Nhiều hài cốt hoặc bộ phận cơ thể được tìm thấy đã bị hư hại và đang trong quá trình phân hủy, các chuyên gia trích xuất ra được rất ít DNA. Do đó, có một thực trạng đáng buồn là qua thời gian, quá trình giám định càng trở nên khó khăn hơn bởi các hài cốt phân huỷ nặng hơn.

Nếu như trong giai đoạn 2001-2005 mà mỗi năm người ta có thể xác định được danh tính của hàng trăm người thì trở về sau phải may mắn lắm mới được một, hai tên, thậm chí có năm không có tên nào. 

Hồi năm 2005, sau một thời gian dài tìm kiếm không có kết quả, lãnh đạo Văn phòng Giám định Y khoa TP New York buộc phải thông báo với các gia đình nạn nhân rằng họ phải cho tạm dừng dự án vì trình độ công nghệ pháp y lúc đó không thể đáp ứng được nhu cầu của công việc.

Dù vậy, rất may là họ đã có thể trở lại tiếp tục nhiệm vụ vào cùng năm khi các tiến bộ trong kỹ thuật pháp y đã giúp kiểm tra lại thành công các mẫu đã phân tích trước đó trong kho hài cốt.

Tuy nhiên, theo trợ lý Giám đốc Sinh học Pháp y của Văn phòng Giám định Y khoa TP New York.- ông Mark Desire, người nhà nạn nhân vẫn nên chuẩn bị tinh thần cho kịch bản có thể sẽ không bao giờ tìm được người thân bởi thi thể của họ đã bị thiêu rụi hoàn toàn trong vụ nổ hoặc các bộ phận thu thập không đủ dữ liệu DNA để trích xuất ra đối chứng.

Ngoài ra, còn có gia đình của gần 100 nạn nhân từ chối gửi mẫu hoặc đưa một mẫu tham chiếu có quá ít ADN để giám định. 

“Dù vậy, việc tìm kiếm danh tính của càng nhiều nạn nhân càng tốt vẫn là mục tiêu cuối cùng mà tập thể chúng tôi sẽ dành mọi nỗ lực để đạt được. Quá trình giám định rất tẻ nhạt và lặp đi lặp lại mỗi ngày nên mỗi khi tìm ra tên tuổi của một nạn nhân đều khiến cả phòng thí nghiệm vui vẻ, có thêm động lực để làm việc” - ông Desire cho biết. 

Nỗi đau của người ở lại

Về phía gia đình nạn nhân, cả việc nhận được hài cốt lẫn phải đợi kết quả giám định năm này qua năm khác dường như đều đau đớn như nhau.

Rosemary Cain, một người mẹ đã nhận được thi hài của con trai là một lính cứu hỏa vào năm 2002, cho biết quãng thời gian phải ngồi chờ thông tin giám định của là thử thách tinh thần to lớn đối với mọi thành viên trong gia đình của bà. 

Chính vì vậy, bà đề nghị thành phố nên xem xét việc hỏi ý kiến người nhà nạn nhân về việc có muốn tiếp tục điều tra giám định danh tính hay không khi khả năng tìm kiếm thành công giảm dần qua từng năm, chứ không nên cho họ thêm niềm tin để rồi phải nhận lấy thất vọng.  

Đồng quan điểm, chị Nykiah Morgan, người vừa mới được nhận hài cốt của mẹ hồi đầu năm nay, cũng thừa nhận là nếu phải đợi thêm nữa thì chính chị cũng không biết mình còn đủ sức để chờ kết quả giám định không.

20 năm nỗ lực tìm lại tên cho hơn 1.000 nạn nhân vụ tấn công ngày 11-9 ở Mỹ - ảnh 3
Chị Nykiah Morgan với ảnh mẹ của chị trên tay. Ảnh: THE NEW YORK TIMES

Chị chia sẻ đã từng có thời gian chị không tin mẹ mình thực sự đã qua đời trong vụ khủng bố và đi tìm kiếm khắp nơi, để rồi cuối cùng phải chấp nhận sự thật và bỏ cuộc. 

"Khi bạn tưởng bạn đã có thể quên được cái chết của người thân yêu 20 năm trước để sống tiếp thì nay họ lại trở về và khơi lại vết thương lòng. Khi cảm xúc đã ổn định hơn đôi chút thì điều tương tự lại xảy đến và bạn phải đối mặt với nỗi đau một lần nữa" - chị Morgan nói. 

Tuy vậy, Văn phòng giám định Y khoa TP New York đến nay vẫn tiếp tục cập nhật thông tin về tình trạng của cuộc điều tra DNA cho người thân các nạn nhân vào ngày 10-9 mỗi năm.

Các chuyên gia ở đây hầu hết đều tin rằng vẫn còn nhiều người không ngừng mong ngóng tin tức của người thân đã khuất. 

“Thông thường chúng ta không đặt quá nhiều tình cảm với các thảm kịch xảy ra trên thế giới nhưng giờ nó đã xảy ra trên đất Mỹ, là nhà của chúng tôi. Những người tử nạn ngày 11-9 năm 2001, họ có thể là người thân, là bạn, là gia đình của những người mà chúng tôi quen biết. Trách nhiệm và cũng là nghĩa cử duy nhất chúng tôi có thể làm là trách nhiệm là giúp họ đoàn tụ với người thân một lần cuối” - ông Mark Desire chia sẻ. 

Xem thêm: lmth.6264101-ym-o-911-yagn-gnoc-nat-uv-nahn-nan-0001-noh-ohc-net-ial-mit-cul-on-man-02/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“20 năm nỗ lực tìm lại tên cho hơn 1.000 nạn nhân vụ tấn công ngày 11-9 ở Mỹ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools