Công trình “Oculus” (tòa nhà hình dạng con chim) và Trung tâm Thương mại thế giới số 1 (hay còn gọi là “tháp Tự do”) được phản chiếu qua cửa sổ ở New York ngày 8-9. “Tháp Tự do” được xây dựng ngay trên nền đất của tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) cũ - Ảnh: AFP
Thứ ba 11-9-2001 là một ngày không thể quên được trong lịch sử Mỹ, khi hai tòa nhà chọc trời sụp đổ giữa New York tráng lệ, hàng ngàn người bỏ chạy, ôm nhau gào khóc và gần 3.000 người đã mãi mãi nằm xuống.
Tròn 20 năm sau, các sự kiện tưởng niệm được tổ chức trên khắp nước Mỹ để tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ khủng bố kinh hoàng này.
Theo báo USA Today, Tổng thống Joe Biden và đệ nhất phu nhân Jill Biden sẽ đến thăm toàn bộ 3 địa điểm đã bị tấn công 20 năm trước, gồm: Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) ở thành phố New York, Lầu Năm Góc ở bang Virginia và cánh đồng gần thị trấn Shanksville thuộc bang Pennsylvania. Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris cùng chồng Doug Emhoff sẽ đến Shanksville trước khi họ cùng vợ chồng Tổng thống Biden có mặt tại Lầu Năm Góc.
Tại thành phố New York, Đài tưởng niệm và bảo tàng 11-9 sẽ tổ chức một buổi lễ, trong đó tên của tất cả nạn nhân sẽ được xướng lên. Sự kiện bắt đầu bằng phút mặc niệm lúc 8h46 sáng để đánh dấu thời điểm chiếc máy bay thứ nhất bị bọn khủng bố kiểm soát lao vào tòa tháp phía bắc của WTC.
Hoạt động đọc tên sẽ tiếp tục diễn ra trong buổi sáng, với những khoảng dừng để đánh dấu thời điểm tòa tháp phía nam của WTC và Lầu Năm Góc bị tấn công, khi chuyến bay số hiệu 93 rơi ở Pennsylvania và khi hai tòa tháp sụp đổ.
Vào buổi tối, tác phẩm nghệ thuật Tribute in light (gồm 88 đèn rọi thẳng đứng được bố trí thành hai cột ánh sáng) sẽ chiếu hai chùm sáng lên bầu trời để tượng trưng cho tòa tháp đôi cùng nhiều hoạt động tưởng niệm khác. Tuần trước Tổng thống Biden cũng chỉ đạo giải mật một số tài liệu liên quan vụ khủng bố 11-9.
"Chúng tôi sẽ chú trọng hơn vào giáo dục thế hệ mới về các sự kiện ngày 11-9-2001, các bài học và tác động liên tục của chúng, đồng thời tìm kiếm những cách thức mới để tiếp cận các khán giả bên ngoài những bức tường của bảo tàng chúng tôi" - ông Clifford Chanin, phó giám đốc các chương trình bảo tàng tại Đài tưởng niệm và bảo tàng 11-9, nói.
"Chúng tôi sẽ chú trọng hơn vào giáo dục thế hệ mới về các sự kiện ngày 11-9-2001, các bài học và tác động liên tục của chúng, đồng thời tìm kiếm những cách thức mới để tiếp cận các khán giả bên ngoài những bức tường của bảo tàng chúng tôi" - ông Clifford Chanin, phó giám đốc các chương trình bảo tàng tại Đài tưởng niệm và bảo tàng 11-9, chia sẻ.
“Tháp ánh sáng” chiếu sáng bầu trời phía trên trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ vào ngày 9-9 để tưởng nhớ những người thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố ngày 11-9 - Ảnh: AFP
Cứ đến sinh nhật của một trong số các nạn nhân, một bông hoa sẽ được cắm lên tên của họ. Trong ảnh: tình nguyện viên đặt hoa lên tên một nạn nhân ở Đài tưởng niệm 11-9, TP New York hôm 8-9 - Ảnh: AFP
Hình xăm tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) và từ “Người sống sót” trên cánh tay của ông Tom Canavan, người làm việc trên tầng 47 của WTC 1, và bị chôn vùi khi tòa tháp đầu tiên sụp đổ vào ngày 11-9 - Ảnh: REUTERS
Anish Shrivastava (giữa), sinh ngày 11-9-2001, chụp ảnh cùng gia đình tại công viên Prospect ở Troy, New York. Anish Shrivastava là một trong khoảng 13.000 trẻ em sinh ra ở Mỹ vào cùng ngày bọn khủng bố al-Qaeda đâm 2 máy bay vào tòa tháp đôi của WTC khiến gần 3.000 người chết - Ảnh: AFP
Bà Kathy Hochul, thống đốc bang New York, đặt hoa lên thành hồ tại Đài tưởng niệm và bảo tàng 11-9 ở Manhattan, New York ngày 8-9 - Ảnh: REUTERS
TTO - Nhiều người tuy có tên trên bia tưởng niệm vụ tấn công khủng bố 11-9-2001 ở Mỹ nhưng chưa từng được chính thức xác nhận danh tính, vì ADN của họ không khớp với hài cốt tìm thấy tại hiện trường.
Xem thêm: mth.85430432201901202-mein-gnout-ym-coun-ac-1002-9-11-gnaoh-hnik-ob-gnuhk-uv-man-02/nv.ertiout