vĐồng tin tức tài chính 365

Hàng thủ đội tuyển Việt Nam liên tục gặp chấn thương: Lỗi do ai?

2021-09-11 10:55
Hàng thủ đội tuyển Việt Nam liên tục gặp chấn thương: Lỗi do ai? - Ảnh 1.

Trung vệ Bùi Tiến Dũng (4) không thể thi đấu trọn vẹn trận gặp Úc tối 7-9 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Câu hỏi này được đặt ra khi các cầu thủ dù chưa bình phục chấn thương hoàn toàn vẫn được tung vào sân dẫn đến tái phát chấn thương. 

Điều này khiến hậu vệ Đoàn Văn Hậu không thể tham dự hai trận đầu tiên vòng loại thứ 3. Trung vệ Đình Trọng, Thành Chung cũng không thể góp mặt ở hai trận đấu tiếp theo trong tháng 10.

Dấu hỏi về quyết định của ông Park và đội ngũ y tế

Trước khi sang Saudi Arabia đá trận mở màn vòng loại thứ 3, Thành Chung và Đình Trọng đều gặp chấn thương trong quá trình chuẩn bị tại Hà Nội. Việc trung vệ Bùi Tiến Dũng bị rách cơ sau đó buộc ông Park mang cả Thành Chung và Đình Trọng sang Saudi Arabia dù cả hai chưa hoàn toàn bình phục chấn thương.

Thành Chung được ông Park bố trí đá chính cùng Quế Ngọc Hải và Duy Mạnh trong trận gặp Saudi Arabia hôm 3-9. Đình Trọng vào sân thay Tuấn Anh sau khi Duy Mạnh bị thẻ vàng thứ hai phải rời sân ở phút 54. 

Kết quả, cả hai đều gặp chấn thương sau trận đấu này. Đình Trọng bị tái phát chấn thương cơ đùi nên không thể đăng ký ở trận gặp Úc hôm 7-9. Thành Chung tuy tái phát chấn thương, nhưng được đội ngũ y tế dự báo là kịp hồi phục cho trận gặp Úc. Tương tự, Bùi Tiến Dũng cũng được thông báo có thể trở lại thi đấu.

Giải thích trong buổi họp báo trước trận gặp Úc, ông Park nói: "Thành Chung và Bùi Tiến Dũng đều có mặt trong danh sách 23 cầu thủ đăng ký thi đấu trận gặp Úc. Đây không phải là ý kiến của cá nhân tôi, mà tham khảo từ đội ngũ y tế về tình trạng các cầu thủ mới đưa ra quyết định cuối cùng".

Và như tất cả đều thấy, Thành Chung và Bùi Tiến Dũng đều ra sân ở đội hình xuất phát trận đấu với Úc. Nhưng Thành Chung chỉ trụ được đến phút 76 để rồi phải rời sân trong nhăn nhó vì đau, nhường chỗ cho Thanh Bình. 

Bốn phút sau, đến lượt Bùi Tiến Dũng bị căng cơ xin rời sân và được thay thế bằng Hồ Tấn Tài. Hiếm khi nào, ông Park lại thay người nhiều như thế ở hàng thủ trong một trận đấu.

Việc chưa bình phục hoàn toàn lại cố ra sân thi đấu đã khiến chấn thương của Thành Chung nặng hơn. Kết quả chụp phim một ngày sau trận đấu cho thấy Thành Chung bị rách bắp nặng hơn so với chấn thương cũ và không thể góp mặt ở trận gặp Trung Quốc vào ngày 7-10.

Có thông tin cho rằng Bùi Tiến Dũng và Thành Chung đã chủ động xin ông Park và ban huấn luyện cho được đá trận gặp Úc khi thấy tuyển VN gặp khó khăn ở hàng thủ. 

Nhưng với những trường hợp tái phát chấn thương kể trên, đánh giá của đội ngũ y tế cũng như quyết định của ông Park có gì đó là không ổn. Đặc biệt là bác sĩ Choi Ju Young, người được giới truyền thông VN mệnh danh là "thần y" ở đội tuyển VN.

Áp lực hay sự vội vàng?

Đây không phải lần đầu tiên các cầu thủ VN liên tục tái phát chấn thương dưới thời ông Park. Văn Hậu là một ví dụ. Nó phần nào cho thấy sự vội vàng của ông Park cũng như đội ngũ y tế.

Trước khi tham gia chuẩn bị cho 3 trận cuối cùng vòng loại thứ 2 tại UAE hồi tháng 6, Văn Hậu đã được các chuyên gia y tế ở Trung tâm thể thao PVF khuyến nghị không nên sử dụng sớm mà cần theo dõi tình trạng gối để tránh quá tải. Cụ thể, anh cần 3 - 4 tuần tập luyện thích nghi theo cường độ tăng dần trước khi tham gia thi đấu.

Nhưng chưa đầy 2 tuần sau, Văn Hậu đã ra sân khoảng 10 phút trong trận đá tập với U22 VN hôm 18-5. Đến ngày 31-5, anh lại thi đấu khoảng 10 phút trong trận giao hữu với Jordan. Tại UAE, Văn Hậu đã thi đấu đủ cả 3 trận chính thức lẫn dự bị để rồi tiếp tục tái phát chấn thương.

Khi Đình Trọng được ông Park triệu tập chuẩn bị cho VCK U23 châu Á 2020 tại Thái Lan, HLV Chu Đình Nghiêm (Hà Nội) đã bày tỏ lo lắng bởi hơn ai hết, ông Nghiêm biết rõ Đình Trọng vẫn chưa hồi phục được 100% thể trạng tốt nhất. Và lo lắng ấy đã thành sự thật khi Đình Trọng ra sân ở Thái Lan và rồi tái phát chấn thương phải nghỉ dài hạn sau đó.

Đưa cầu thủ ra sân khi chưa đạt 100% thể trạng là rất nguy hiểm.

Theo lý giải của bác sĩ Trương Công Dũng - người từng cùng đội tuyển U20 VN dự VCK U20 thế giới 2017 tại Hàn Quốc: Cầu thủ được trả lại sân sớm hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, chuyên môn và kinh nghiệm của đội ngũ y tế ở cả CLB lẫn đội tuyển. Việc đưa cầu thủ ra sân khi chưa đạt 100% thể trạng là rất nguy hiểm.

Thứ nhất, nó có thể sẽ tạo ra chấn thương tiếp theo, chấn thương chồng chấn thương, dẫn đến thời gian hồi phục tăng gấp 2 - 3 lần. Thứ hai, nó tạo ra chấn thương triền miên, mãn tính và khó phục hồi. Đây là hội chứng chấn thương mãn tính và quá tải. 

Điều này không phải ai cũng thấy được, cứ nghĩ là quá tải thì nghỉ ngơi vài ngày hay vài tuần, hết đau thì tập lại. Như vậy càng nguy hiểm. Trường hợp xử lý sai chấn thương của Tuấn Anh 10 năm trước là ví dụ.

HLV muốn chọn đội hình tốt nhất phải chấp nhận có chấn thương

Theo bác sĩ Dũng: "Muốn đưa một cầu thủ vừa bình phục chấn thương ra sân, tất cả phải họp lại: bác sĩ, chuyên gia thể lực, cầu thủ, HLV để trao đổi nhằm đưa ra quyết định cuối cùng.

Đây là quyết định vô cùng khó khăn bởi thời gian chuẩn bị cho các trường hợp chấn thương của các trụ cột là không đủ. Nó dẫn đến thực tế cầu thủ không bao giờ có thể hồi phục 100% cả. Vì vậy, HLV muốn chọn đội hình tốt nhất phải chấp nhận có chấn thương".

Tuyển Oman có huấn luyện viên từng Tuyển Oman có huấn luyện viên từng 'gieo sầu' cho ông Park

TTO - Tuyển Oman đang tạo nên bất ngờ dưới sự dẫn dắt của HLV Branko Ivankovic, người từng "gieo sầu" cho ông Park Hang Seo ở Asiad 2002.

Xem thêm: mth.10615220111901202-ia-od-iol-gnouht-nahc-pag-cut-neil-man-teiv-neyut-iod-uht-gnah/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hàng thủ đội tuyển Việt Nam liên tục gặp chấn thương: Lỗi do ai?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools