Bức tranh "Vòng tay Việt Nam" của em Nguyễn Châu Phương Trinh, Bến Tre hưởng ứng cuộc thi vẽ tranh dành cho thiếu nhi với chủ đề "Vững tin Việt Nam" do Hội đồng Đội trung ương tổ chức
Ngay từ khi dịch ở TP.HCM căng thẳng, nhiều bệnh viện được chuyển qua điều trị chuyên về Covid-19, nhiều bệnh viện dã chiến được thành lập, nhân viên y tế chia sẻ ra nhiều nơi để chống dịch.
Khi Bộ Y tế và Sở Y tế TP.HCM kêu gọi y tế tư nhân chống dịch, chúng tôi đã cử các đội chích vắc xin tham gia. Không có bất cứ khoản trợ cấp, hỗ trợ nào. Tôi hỏi các cơ sở y tế tư nhân khác thì được biết họ cũng giống như chúng tôi.
Nhà nước không có bất cứ hỗ trợ nào về phụ cấp tiền lương, tiền ăn, di chuyển, trang thiết bị bảo hộ. Thậm chí, phòng khám của tôi còn phải tự mua cồn và bông gòn phục vụ việc chích vắc xin chống dịch.
Sau khi tôi đăng việc này lên mạng xã hội thì nhận được các phản ảnh của nhiều bạn là nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch, rằng các bạn cũng chẳng có trợ cấp gì ngoài lương cơ bản, mặc dù các bạn làm việc bất kể ngày đêm, một người quản lý cả hơn trăm bệnh nhân nặng.
Tôi còn ngạc nhiên hơn nữa khi rất nhiều bếp ăn từ thiện cho biết họ đang nấu các phần ăn từ thiện cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế ở các bệnh viện dã chiến.
Thì ra là nhân viên y tế đang phục vụ tuyến đầu không được nhận bất cứ phụ cấp gì ngoài lương. Chỗ nào được ăn uống tốt hơn là nhờ các nhà hảo tâm. Thậm chí, trang thiết bị bảo hộ như khẩu trang, đồ bảo hộ... và cả vật tư trang thiết bị y tế chống dịch có nơi thiếu cũng phải nhờ các nhà hảo tâm.
Chính quyền từ trung ương đến địa phương đã nỗ lực rất nhiều để lo toan, cung cấp đủ trang thiết bị cũng như chăm lo cho đội ngũ y bác sĩ chống dịch. Nhưng dịch kéo dài đang bào mòn sức lực và nguồn lực của y bác sĩ.
Phần ăn 120.000 đồng/ngày nghe thì có vẻ nhiều, nhưng thực tế là rất nhiều nơi vẫn phải nhờ đến các bếp ăn từ thiện.
Đã vậy, khi nhân viên y tế bị nhiễm bệnh vì công việc chăm sóc người bệnh của mình, tức là một dạng tai nạn lao động, lại còn bị trừ tiền ăn, chỉ còn 80.000 đồng/ngày, mặc dù thực tế tại các nơi cách ly họ vẫn phải làm việc như bác sĩ bình thường, trừ khi họ trở bệnh nặng không còn có thể làm việc được nữa.
Còn nhớ gần 30 năm trước, khi chúng tôi thí điểm tập trung bệnh nhân nặng về một chỗ, tôi đã bị sốc vì chỉ trong một đêm, trên một chiếc giường, có bốn người bệnh lần lượt ra đi. Câu chuyện này ám ảnh tôi cho đến tận bây giờ.
Tôi hiểu tâm trạng của các bác sĩ khi hằng ngày phải chứng kiến nhiều người bệnh ra đi trên tay mình. Thậm chí, họ còn phải tham gia xử lý thi thể người bệnh mà mới trước đó vài giờ còn nhìn họ với ánh mắt hy vọng.
Với việc thiếu thốn trong ăn uống, thiếu thốn trang bị bảo hộ, thiếu thốn phương tiện, trang thiết bị chống dịch, nguy cơ chính những nhân viên y tế này sẽ ra đi dưới tay đồng nghiệp, và phải nhờ các đồng nghiệp xử lý thi thể của mình, không phải là không có. Chỉ có những con người với cái tâm trong sáng, với thần kinh thép mới có thể trụ vững trong môi trường như vậy.
Chúng ta, từ lãnh đạo đến người dân, đang rất cần đến những nhân viên y tế tuyến đầu. Chúng ta nợ họ nhiều lắm. Đó là món nợ sinh mạng, món nợ ân tình mà không ai, không có gì có thể trả nổi.
Tôi cũng như các nhân viên y tế đều coi chống dịch là một phần việc của mình, không muốn ai ghi ơn hay được tuyên dương. Nhưng sức lực và nguồn lực trong dịch kéo dài có hạn.
Sự hỗ trợ nhiều hơn cho nhân viên y tế tuyến đầu về vật chất đồng nghĩa với việc duy trì và bảo toàn lực lượng trong cuộc chiến trường kỳ này.
TTO - Cải thiện dinh dưỡng bữa ăn, có thêm không gian, thời gian nghỉ ngơi sau mỗi tua trực, trang bị đầy đủ bảo hộ cùng trang thiết bị máy móc, thuốc men…
Xem thêm: mth.62970857011901202-neihc-couc-ohc-gnoul-cul-irt-yud-ed-ort-oh/nv.ertiout