vĐồng tin tức tài chính 365

Thế giới hậu 11-9 - Kỳ 1: Bước ngoặt bất ngờ của nước Mỹ

2021-09-11 13:17
Thế giới hậu 11-9 - Kỳ 1: Bước ngoặt bất ngờ của nước Mỹ - Ảnh 1.

Ông Khang Ngoc Nguyen chụp cùng vợ với phông nền là hai tòa tháp đôi (trái) và cậu bé An Nguyen tại Lầu Năm Góc vài ngày sau vụ khủng bố - Ảnh chụp màn hình NPR

Sau 20 năm, thế giới đã thay đổi những gì từ sự kiện kinh hoàng đó?

An Nguyen bồi hồi giở từng trang album gia đình. Mỗi động tác như một sự tua nhanh của thời gian: bé An 1 tuổi đang trong vòng tay cha ở trang này đã thành bé An 3 tuổi đang được cha cõng trên vai ở trang kế tiếp. 

An ngừng lại ở trang có bức ảnh chụp ít lâu sau ngày vừa tròn 4 tuổi: cậu đeo khăn tang, khóc bên quan tài cha mình. 

"Còn quá nhỏ và dễ bị tổn thương phải không? Đó thực sự là những ngày vô cùng khó khăn" - An trải lòng với Đài NPR.

Nỗi đau một gia đình Việt

Cha An, ông Khang Ngoc Nguyen, là kỹ sư điện tử đang làm thầu cho Lầu Năm Góc vào ngày 11-9-2001. 

Lúc 9h37 sáng, chiếc Boeing 757 của Hãng American Airlines bị bọn không tặc khống chế đâm vào phía tây trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ. Cú đâm trực tiếp cướp đi sinh mạng của ông và 124 người khác trên mặt đất cùng 59 hành khách, phi hành đoàn máy bay. 

Năm đó, ông chỉ mới 41 tuổi.

Một trang khác trong album gia đình lại được giở ra. Bức ảnh chụp tại Lầu Năm Góc vài ngày sau vụ tấn công kinh hoàng. Bé An tay nắm chặt hàng rào an toàn màu cam, nhìn về nơi máy bay đâm vào tòa nhà. Có một cái lỗ khổng lồ ở đó, đen ngòm và tương phản bầu trời xanh.

An là con trai độc nhất của ông Khang Nguyen và bà Tu Ho Nguyen. Kỷ niệm về cha đọng lại trong An rất ít. 

Trong quyển sách có tựa đề Cha có ý nghĩa như thế nào với tôi mà An tự tay làm khi còn tiểu học, cậu viết: "Khi cha tôi mất, tôi đã quên tất cả mọi thứ của ông ấy. Tôi rất buồn khi ông ấy mất, nhưng tôi vẫn yêu ông ấy rất nhiều". 

Bên trên những dòng chữ ấy, An vẽ một chiếc máy bay chuẩn bị lao vào Lầu Năm Góc. An cũng tự vẽ chính mình trong bức tranh ấy, với những giọt nước mắt rơi lã chã trên khuôn mặt. 

"Cha tôi hay hát, đôi khi hát rất lớn những bài cổ điển hoặc truyền thống bằng tiếng Việt" - An ghép lại những mảnh ký ức nhỏ về cha trong cuộc trò chuyện với NPR.

An đã trải qua những ngày lớn lên với hàng loạt câu hỏi về cả thế giới bên ngoài và bản thân mình khi thiếu đi một hình tượng quan trọng là cha. 

Bé An ngày nào giờ là chàng trai 24 tuổi đã tốt nghiệp kỹ sư phần mềm và chuẩn bị lấy bằng thạc sĩ Đại học George Mason. Anh xem thành tích học tập như món quà với người cha quá cố, tin rằng ở phương xa ông sẽ mỉm cười. 

An và mẹ dự định tham dự lễ tưởng niệm 20 năm sự kiện 11-9 tại Lầu Năm Góc rồi về nhà, bày biện lên bàn thờ ông Khang những món mà khi còn sống ông luôn thích: phở, một vài loại trái cây nhiệt đới và chè. 

"Tôi biết cha rất tự hào về những gì tôi đã vượt qua và kiên trì theo đuổi" - kỹ sư An tâm sự.

Vết sẹo tâm lý

Sự kiện 11-9 có tác động lâu dài đến tâm lý của người Mỹ và cách người Mỹ sống, bao gồm cả những người sinh sau năm 2001 ngay cả khi họ không nhận thức được điều đó. Bà Patricia Holliday, nhà môi giới nhân sự đã về hưu, vẫn bị ám ảnh bởi vụ tấn công. 

"Cho đến tận giờ, tôi vẫn cảm thấy sợ hãi nếu đi vào đám đông. Mỗi khi đến nơi nào đó, tôi luôn đảo mắt nhìn quanh xem có lối thoát hiểm nào không, nó trông thế nào. Tôi không muốn bị mắc kẹt nếu có sự cố" - bà Holliday bộc bạch với Đài USA TODAY.

Cú sốc, sự kinh hoàng và nỗi buồn sâu sắc của ngày 11-9-2001 đó vẫn tiếp tục ẩn sâu bên dưới bề mặt cuộc sống người Mỹ. Nhà báo Úc Cameron Stewart, người từng làm việc tại Mỹ trước và sau sự kiện 11-9, đã tinh ý nhận ra rằng vụ khủng bố này là sự kiện tin tức lớn duy nhất ở Mỹ chưa bị Hollywood khai thác triệt để.

Dù số phim của Hollywood về sự kiện 11-9 chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhiều người thân của các nạn nhân vẫn chỉ trích các đoàn làm phim là những kẻ nhẫn tâm, làm quá nhiều và quá sớm. 

Các nhà sản xuất phim đã phải đau đầu với bài toán nên giữ nguyên hay chỉnh sửa các cảnh quay có tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới (WTC). Những tranh cãi đó vẫn còn đến tận ngày nay khi ai đó muốn làm một bộ phim lấy bối cảnh New York trước năm 2001, theo nhà báo Stewart.

Nước Mỹ đang trải qua một giai đoạn giao nhau của thế hệ đã trải qua ngày 11-9 và những người sinh sau sự kiện này đang chiếm khoảng 25% dân số. Một cuộc khảo sát của Trung tâm 

Nghiên cứu Pew cho thấy con số đáng kinh ngạc là 97% người Mỹ đủ lớn có thể nhớ được họ đã ở đâu và làm gì khi vụ tấn công 11-9 xảy ra. 

Tỉ lệ này cao vượt trội so với trí nhớ của dân Mỹ về vụ ám sát tổng thống John F. Kennedy năm 1963 (95%), thông tin trùm khủng bố Osama bin Laden bị tiêu diệt năm 2011 và cuộc đổ bộ lên mặt trăng năm 1969.

An toàn đánh đổi bằng tự do

Vụ tấn công 11-9 đã làm nghiêng cán cân giữa quyền tự do dân sự và an ninh trên toàn xã hội Mỹ. Việc đi lại bằng đường hàng không đã thay đổi chỉ sau một đêm và ngày càng siết chặt. 

Các nhóm tự do dân sự đã thực hiện những chiến dịch dài để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi quá mức của chính quyền Mỹ và sự xâm phạm quyền tự do, song các luật cứng rắn hơn vẫn được áp dụng. 

Trong số này có Đạo luật Ái quốc (Patriot) được thông qua trong vòng 6 tuần sau vụ tấn công, trao quyền lực lớn chưa từng có cho các cơ quan tình báo để ngăn chặn những kẻ khủng bố.

Các quy định lâu đời nhằm bảo vệ người Mỹ khỏi "việc khám xét và thu giữ bất hợp lý" đã được nới lỏng hoặc bị loại trừ dưới danh nghĩa đảm bảo an ninh quốc gia. Để tìm ra "những kẻ khủng bố trong số chúng ta", Quốc hội Mỹ trao cho Cục Điều tra liên bang (FBI) và Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) các đặc quyền thu thập và chia sẻ dữ liệu. 

Các nhà điều tra được phép truy cập hồ sơ cá nhân và lịch sử tìm kiếm trên Internet của một cá nhân, lục soát hoặc nghe lén điện thoại của họ mà không cần sự chấp thuận của ngành tư pháp. 

Năm 2008, đạo luật giám sát tình báo nước ngoài sửa đổi được thông qua, cho phép NSA nghe trộm các cuộc gọi điện, xem tin nhắn văn bản và email của những cá nhân nước ngoài bị nghi là khủng bố.

Trong vòng 20 năm qua, Mỹ không hứng chịu một vụ tấn công khủng bố nào do nước ngoài thực hiện trên lãnh thổ chính. Tuy nhiên, bóng ma khủng bố vẫn tiếp tục đeo bám nước Mỹ. 

Hơn 50% người tham gia cuộc khảo sát ngày 2-9 của USA TODAY tin rằng các vụ khủng bố có thể xảy ra ở Mỹ trong vòng vài tuần từ lúc họ trả lời bảng câu hỏi.

Vụ khủng bố kinh hoàng

toan canh

Khoảnh khắc chiếc Boeing 767 đâm vào tòa WTC 2; Osama bin Laden, kẻ chủ mưu vụ tấn công; khu phức hợp WTC tan hoang sau vụ tấn công; nền móng của hai tòa tháp đôi trở thành khu tưởng niệm sự kiện 11-9 - Ảnh: Reuters, AFP, AP

Ngày 11-9-2001, 19 tên khủng bố thuộc tổ chức Al Qaeda do Osama bin Laden sáng lập đã khống chế 4 máy bay thương mại để sử dụng máy bay như vũ khí khủng bố. Khoảng 8h46 sáng 11-9, chiếc máy bay đầu tiên đâm vào tòa tháp Trung tâm Thương mại thế giới 1 (WTC 1).

Chiếc thứ hai đâm vào WTC 2 (tháp nam) sau đó 17 phút khiến nước Mỹ nhận ra đây là tấn công khủng bố.

Chiếc máy bay thứ ba đâm vào Lầu Năm Góc trong sáng cùng ngày. Các hành khách trên máy bay thứ tư đã chống lại bọn khủng bố, làm thất bại âm mưu tấn công Nhà Trắng hoặc trụ sở Quốc hội Mỹ.

Theo FBI, vụ tấn công này khiến tổng cộng 2.976 người thuộc 90 nước thiệt mạng, với phần lớn là người Mỹ. Thiệt hại cho kinh tế Mỹ trong vòng 4 tuần đầu tiên là hơn 123 tỉ USD, theo Đài ABC News.

Để trả đũa, tổng thống George W. Bush phát động cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, truy lùng bin Laden và đổ quân vào Afghanistan.

*********

Vụ tấn công ngày 11-9-2001 phơi bày những lỗ hổng trong an ninh hàng không Mỹ và làm thay đổi cách con người đi lại bằng máy bay trên toàn thế giới.

>> Kỳ tới: Hàng không lột xác

Những bức ảnh chưa từng công bố về vụ 11-9Những bức ảnh chưa từng công bố về vụ 11-9

TTO - Cơ quan Mật vụ Mỹ mới đây công bố những bức ảnh chưa từng công bố về vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11-9, khơi dậy những cảm xúc 'không bao giờ quên' từ cách đây 2 thập kỷ.

Xem thêm: mth.49065111201901202-ym-coun-auc-ogn-tab-taogn-coub-1-yk-9-11-uah-ioig-eht/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thế giới hậu 11-9 - Kỳ 1: Bước ngoặt bất ngờ của nước Mỹ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools