vĐồng tin tức tài chính 365

Linh hoạt các giải pháp để tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu nông sản

2021-09-13 08:53

Trong dịch bệnh COVID-19 căng thẳng, Bộ NNPTNT phối hợp với các bộ, ban, ngành tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất, xuất khẩu.

Linh hoạt các giải pháp thích ứng để ổn định sản xuất

Đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hoá thông suốt, hiệu quả, an toàn, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ đã đặt ra cho các bộ, ban, ngành. Nghị quyết 105/NQ-CP, Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương chủ trì, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và giao các địa phương cùng với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, chủ động nghiên cứu, thống nhất phương án, điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh an toàn, thích ứng với diễn biến dịch bệnh ở địa phương và điều kiện thực tế của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh;

Nghị quyết 105/NQ-CP cũng giao các địa phương chủ động quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động trở lại khi đáp ứng điều kiện an toàn phòng, chống dịch; hạn chế tối đa đóng cửa toàn nhà máy, hợp tác xã, hộ kinh doanh nhưng phải an toàn phòng, chống dịch; huy động tối đa các nguồn lực hiện có, nhất là hợp tác công tư để hỗ trợ cho người lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, an toàn cho người lao động.

Ngành nông nghiệp nỗ lực ổn định các ngành hàng xuất khẩu "tỉ USD"

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, xuất khẩu gỗ và lâm sản là một trong những ngành kinh tế nông nghiệp mũi nhọn, mỗi năm mang về 12-13 tỉ USD, riêng kế hoạch năm 2021 dự kiến đạt 14,5 tỉ USD. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, dịch bệnh còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nếu không có sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, người lao động thì ngành chế biến, xuất khẩu lâm sản khó đạt được mục tiêu xuất khẩu 14,5 tỉ USD trong năm nay.

Để hỗ trợ ngành lâm nghiệp, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh khẳng định, Bộ NNPTNT sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đồng thời mong muốn các doanh nghiệp phát huy sự chủ động xây dựng kịch bản phát triển thích ứng với diễn biến của dịch bệnh. Kịch bản vừa đảm bảo sản xuất, đảm bảo an toàn, vừa tận dụng những lợi thế, cơ hội mở rộng thị trường toàn cầu và có nhu cầu cao về đồ gỗ; đảm bảo các đơn hàng của đối tác từ nay đến cuối năm cũng như sang năm 2022.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), trái cây, caosu, càphê, gạo, hạt điều... là những mặt hàng xuất khẩu hàng năm đạt kim ngạch 2-3 tỉ USD, chỉ xếp sau sau mặt hàng xuất khẩu gỗ - lâm sản (12-13 tỉ USD),  thủy sản (8,5-8,8 tỉ USD).

Trong mặt hàng trái cây, ngoài các loại trái cây xuất khẩu truyền thống từ trước đến nay như: Xoài, thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, na, mít, sầu riêng, chôm chôm, bưởi... ngành nông nghiệp đang nỗ lực đưa ra thị trường nhiều mặt hàng mới.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, để giúp nông dân tỉnh Ninh Thuận nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây táo, ngành nông nghiệp tỉnh đang tích cực nhân rộng diện tích bao lưới, phát triển giống mới, mở rộng vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, táo hữu cơ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, tỉnh Ninh Thuận đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, tìm kiếm đầu ra sản phẩm táo tươi; đa dạng hóa các sản phẩm chế biển từ quả táo nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Theo Bộ NNPTNT, dịch COVID-19 đang khiến nhiều mặt hàng nông sản bị ách tắc đầu ra, nhiều đơn hàng xuất khẩu giảm sút.

Để tháo gỡ khó khăn cho các mặt hàng nông sản, thời gian tới Bộ NNPTNT sẽ tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các thị trường Peru, Australia, Brazil, Trung Quốc, Hoa Kỳ, ASEAN, Nga… trong khuôn khổ hợp tác nông nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, trong đó có những mặt hàng bình dị nhưng mang lại giá trị lớn như nhãn, thạch đen, vải, nhãn, xoài, khoai lang, ớt và các loại nông sản tươi đang vào vụ thu hoạch... đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường EU, Anh, Trung Quốc…

Xem thêm: odl.397259-nas-gnon-uahk-taux-taux-nas-gnourt-gnat-ed-pahp-iaig-cac-taoh-hnil/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Linh hoạt các giải pháp để tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu nông sản”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools