Mỏ quặng sắt Roper Valley (RVIM) tại Northern Territory, Úc đi vào hoạt động vào tháng 7/2014 được ước tính có trữ lượng khoảng 488 triệu tấn và có tiềm năng cung cấp 81 triệu tấn quặng 57% Sắt.
Theo một thỏa thuận được ký kết vào tháng 2/2021, Hòa Phát đã mua lại RVIM từ một doanh nghiệp của UAE (Al Rawda Resources). Theo Hòa Phát ước tính, mỏ quặng sắt này còn trữ lượng khoảng 320 triệu tấn và công suất khai thác 4 triệu tấn/năm.
Chi phí vận hành mỏ ở Úc hiện tại đã thấp hơn nhiều so với năm 2014. Tổng chi phí sản xuất của quặng sắt ở Úc năm 2020 là 34,5 USD/tấn, trong khi mức trung bình thế giới là 45,3 USD/tấn..
Hòa Phát đang tích cực xúc tiến các thủ tục nhằm đưa RVIM đi vào hoạt động khai thác vào cuối năm 2021. Với kịch bản tích cực, trung bình giá quặng sắt năm 2022 có thể lên đến 160 USD/tấn, RVIM sẽ đóng góp khoảng 4.635 tỷ đồng, tương đương 22,1% lợi nhuận trước thuế của Hòa Phát.
Hòa Phát cho biết đang tiếp tục nghiên cứu mua các mỏ sắt mới khác ở Úc để đảm bảo nguồn cung dài hạn ít nhất 50% nhu cầu quặng sắt, đồng thời mua cả các mỏ than luyện cốc tại Úc nhằm tự chủ nguồn nguyên liệu sản xuất thép quan trọng này, than luyện cốc chiếm tới 30% giá trị thép.
Lợi nhuận ròng năm 2022 và năm 2023 của Hòa Phát được dự báo lần lượt ở mức 28.049 tỷ đồng và 28.766 tỷ đồng, một phần nhờ đóng góp của mỏ quặng sắt mới.
Theo chủ tịch Trần Đình Long, nhu cầu thép ở Việt Nam vẫn còn mạnh nên tập đoàn đã đầu tư xây dựng bốn lò cao mới tại tỉnh Quảng Ngãi đầu năm 2022, với tổng mức đầu tư 85 tỉ đồng (3,7 triệu USD). Đây cũng được xem là động thái mới nhất nhằm củng cố vị thế nhà sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á.
Từ cuối năm 2020, dự án Dung Quất của Hòa Phát giai đoạn 1 bắt đầu hoạt động với công suất tối đa. Hòa Phát dự kiến sẽ bổ sung thêm 5,6 triệu tấn hàng năm với lò cao mới. Trong đó, khoảng 4,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng và khoảng 1 triệu tấn thép thanh và thép cuộn. Công ty dự kiến sẽ mở rộng công suất thép thô hàng năm 70% vào năm 2024 lên khoảng 14 triệu tấn.
Việt Nam trong nhiều năm qua đang nỗ lực tự cung cấp thép cuộn cán nóng. Nhu cầu hàng năm của Việt Nam đối với vật liệu này lên tới khoảng 12 triệu tấn.
Động thái mở rộng quy mô ồ ạt của Hòa Phát một phần là do Trung Quốc cắt giảm xuất khẩu thép. Bắc Kinh hiện đang áp đặt các hạn chế về môi trường khắt khe hơn đối với các nhà sản xuất thép của họ.
Trong năm 2020, khi giá thép cây tăng 40% đến 50%, Hòa Phát bắt đầu mở rộng sản xuất thép cuộn cán nóng, giúp Việt Nam thoát khỏi sự lệ thuộc vào nguồn thép nhập khẩu từ Trung Quốc.
Điều này, kết hợp với các dự báo tích cực về sự phục hồi kinh tế toàn cầu từ đại dịch Covid-19, đã tạo ra một động lực lớn cho nhà sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á.
Theo dự báo của VNDirect, lợi nhuận ròng của Hòa Phát năm 2021 sẽ đạt 30.496 tỷ đồng, tăng 126,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Để đáp ứng sự thay đổi của mô hình kinh doanh, Hòa Phát quyết định xây dựng năng lực cạnh tranh dựa trên chiến lược số hóa. Họ đã chọn CMC Corporation là đối tác tư vấn chiến lược giúp đẩy nhanh hành trình chuyển đổi số trong 5 năm tới.
Hòa Phát là một tập đoàn đa lĩnh vực, để chuyển đổi toàn diện, CMC đã đề xuất thành lập một đội ngũ chuyên trách làm việc với các bên liên quan chính.
Việc chuyển đổi kỹ thuật số hoạt động hiệu quả đã tạo ra các kênh tương tác mới giữa đại lý và Hòa Phát để tự động hóa quy trình đặt hàng, theo dõi quá trình giao nhận hàng hóa, tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.
Hiện tại, ông Trần Đình Long – chủ tịch tập đoàn và bà Vũ Thị Hiền (vợ ông Trần Đình Long) sở hữu lần lượt là 26,08% và 7,34% cổ phần của doanh nghiệp.
Khối lượng cổ phiếu HPG của tập đoàn Hòa Phát đang lưu hành trên sàn HOSE là 4.472.922.706, tương ứng hơn 44,7 triệu tỉ đồng (1,96 tỉ USD) vốn hóa
Ngọc Đức
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị