vĐồng tin tức tài chính 365

Chiến lược bản địa hóa nhân sự của DN FDI: cơ hội phát triển lao động

2021-09-13 10:04

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khu vực doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam đã và đang tạo việc làm cho hơn 3,6 triệu lao động trực tiếp và khoảng 5-6 triệu lao động gián tiếp.

Làn sóng FDI đổ vào Việt Nam đang tạo ra không ít tác động tích cực đến thị trường lao động tại địa phương. Nhờ tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp FDI, lao động địa phương có cơ hội được tiếp cận với khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn. Nhiều doanh nghiệp đã tin tưởng và chủ động sử dụng nguồn nhân lực trong nước cho các vị trí quan trọng, thay thế cho đội ngũ chuyên gia nước ngoài của chính doanh nghiệp.

Chiến lược bản địa hóa nhân sự của DN FDI: cơ hội phát triển lao động

Năm 2014, anh Võ Văn Đen, một người con miền đất Tiền Giang, rời quê hương đến Hậu Giang sinh sống cùng vợ, từ đó cuộc sống của anh đã có nhiều thay đổi không ngờ. Sau nhiều ngày tìm kiếm công việc, anh được nhận vào Công ty giấy Lee & Man VN với vị trí nhân viên bảo vệ. Ngày bước chân vào cổng công ty nhận công việc mới, anh Đen chưa bao giờ dám nghĩ mình sẽ trở thành một mảnh ghép quan trọng trong bộ máy quản lý của nhà máy giấy hàng đầu Việt Nam này chỉ sau vài năm.

Chiến lược bản địa hóa nhân sự của DN FDI: cơ hội phát triển lao động

Anh Võ Văn Đen kể. “Tôi thăng cấp dần lên trưởng ca, phó chủ quản, chủ quản rồi phó giám đốc ở một công ty nước ngoài”. Từ một người chỉ quen với việc đóng - mở cánh cổng, anh được ban lãnh đạo giao phó dần những vị trí quan trọng. Hiện nay, anh Đen đang giữ chức Phó giám đốc phụ trách mảng kho bãi tại công ty.

Còn với chị Võ Thị Thủy, rời TP.HCM về Hậu Giang ứng tuyển vào công ty giấy Lee & Man Việt Nam, nay chị đã đảm nhiệm vị trí Chủ nhiệm Hậu cần tại công ty, lo công tác sinh hoạt, ăn ở cho hơn 1.000 công nhân viên.

“Hơn 10 năm qua, tôi học hỏi được rất nhiều thứ về kinh nghiệm quản lý và làm việc từ ban lãnh đạo, từ anh chị em đồng nghiệp. Tôi cảm nhận được sự phát triển của bản thân qua từng ngày.”, chị Thủy nói. “Công ty tạo điều kiện cho nhân viên có thể tham gia thêm các khóa đào tạo liên quan đến vị trí công tác để nâng cao kiến thức. Chẳng hạn hiện tại tôi phụ trách chăm lo đời sống nhân viên sống tại ký túc xá, lúc trước bỡ ngỡ chưa biết cách quản lý thế nào, bố trí ra sao, sắp xếp thế nào cho phù hợp cũng nhờ ban lãnh đạo hướng dẫn.”

Nói về sự thay đổi của công ty, chị Thủy chia sẻ từ chỗ chỉ hơn một trăm nhân sự những ngày đầu xây dựng công ty, nay mái nhà Lee&Man Việt Nam đã quy tụ hơn 1.100 anh chị em lao động. Dù vậy, sự tôn trọng, gắn bó giữa các nhân sự chưa bao giờ thay đổi.

Chiến lược bản địa hóa nhân sự của DN FDI: cơ hội phát triển lao động

“Trong những ngày dịch bệnh COVID-19 bùng phạt mạnh hơn 1 tháng trở lại đây. Anh chị em nhân viên Chúng tôi cảm nhận rất rõ sự quan tâm chăm lo cho đời sống công nhân viên Chúng tôi. Công ty tạo điều kiện, hỗ trợ cao nhất có thể để đảm bảo cho nhân viên có đầy đủ sức khỏe, yên tâm làm việc. Chúng tôi được chăm lo 3 bữa ăn/ngày; được cấp phiếu mua nhu yếu phẩm miễn phí tại siêu thị mini của Công ty, được đổ xăng miễn phí, đặc biệt là Chúng tôi còn được tang 20% lương trong những ngày thực hiện phương châm “3 tại chỗ” tại Công ty. Dịch bệnh hầu hết doanh nghiệp đều lâm vào khó khăn, đời sống người lao động cũng bấp bênh nhưng tại Lee&Man Việt Nam, Chúng tôi vẫn được làm việc, được cống hiến và hơn hết là được Công ty tăng lương. Đây là động lực rất lớn, để anh chị em nhân viên Công ty cùng nhau đoàn kết, thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 để mau chóng đưa cuộc sống quay trở lại trạng thái bình thường.”, chị Thủy nói thêm.

Có thể nói, sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI đang tạo động lực chuyển dịch cơ cấu lao động, giúp người dân địa phương có cơ hội tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn. Song song đó, đội ngũ nhân lực trong nước cũng đã chứng minh được năng lực học hỏi nhạy bén, có khả năng tiếp quản công việc yêu cầu chuyên môn cao tại nhiều lĩnh vực.

Chiến lược bản địa hóa nhân sự của DN FDI: cơ hội phát triển lao động

Như không ít doanh nghiệp FDI khác khi mới đầu tư vào thị trường Việt Nam, công ty Giấy Lee & Man Việt Nam cũng tập trung khai thác trình độ chuyên môn, tay nghề và chất xám nhân lực từ tập đoàn mẹ. Tuy nhiên, qua thời gian hoạt động trên địa bàn, Ban lãnh đạo dần nhận thấy tiềm tăng từ nguồn lao động trẻ dồi dào, chịu khó, cầu tiến học hỏi ngay tại Hậu Giang và các tỉnh, thành lân cận.

Chiến lược bản địa hóa nhân sự của DN FDI: cơ hội phát triển lao động

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài, nguồn nhân sự tại chỗ đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Với tinh thần trách nhiệm cao, họ dần đảm nhiệm công việc vốn do đội ngũ nước ngoài thực hiện. Từ đó, công ty xác định kim chỉ nam cho bài toán nhân lực là chiến lược “bản địa hóa”: Đưa người Việt trở thành lực lượng lao động chủ chốt, nắm giữ vị trí lãnh đạo.

Thực tế, “bản địa hóa” vốn không phải là một thuật ngữ xa lạ trong trong nhóm ngành dịch vụ, khách sạn. Tuy nhiên, chính sách này đã và đang được mở rộng sang nhóm ngành công nghiệp khi dịch COVID-19 đặt ra một thách thức mới cho các doanh nghiệp ngoại trong việc trao đổi và di chuyển nhân sự và chuyên gia nước ngoài (expat) giữa các quốc gia.

Từ những ngày đầu tới Việt Nam, ông Chung Wai Fu, Tổng giám đốc công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam đã lên kế hoạch để có thể tăng tỷ lệ nhân sự nội địa hóa đạt 80-90% ngay trong 3 năm đầu vận hành. Khi được hỏi về nguyên nhân của quyết định này, ông thẳng thắn chia sẻ: “Một trong những điều chúng tôi quan tâm nhất khi xây dựng nhà máy tại Việt Nam là nguồn nhân lực, cả về số lượng lẫn chất lượng nhân lực bởi tôi tin rằng nhà máy chỉ có thể thành công khi được vận hành bởi những con người địa phương, am hiểu từng cành cây, chiếc lá trên vùng đất này.”

Chiến lược bản địa hóa nhân sự của DN FDI: cơ hội phát triển lao động

Hiện lượng lao động người Việt Nam ở công ty tăng dần qua từng năm. Năm 2021, công ty có đến 92% nhân viên là người Việt, tỷ lệ cán bộ người Việt trong đội ngũ quản lý đạt 37%. Thực tế, việc tận dụng nguồn nhân lực tại chỗ sẽ góp phần giải quyết bài toán việc làm cho lao động nông thôn tại vùng ĐBSCL. Hiện nay, không ít lao động trẻ tại đây phải đi tỉnh khác lập nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm mới, hoặc lao động nhàn rỗi, công việc lẫn thu nhập bấp bênh, chưa ổn định. Chiến lược Việt hóa sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động địa phương ngay trên quê hương của mình. Điều này cũng phần nào giảm sức ép xã hội khi người dân liên tục đổ về các thành phố lớn tìm việc.

Chiến lược bản địa hóa nhân sự của DN FDI: cơ hội phát triển lao động

Để bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng, công tác đào tạo liên tục được các DN chú trọng. Ngày càng có nhiều chương trình, hoạt động nhằm thúc đẩy chất lượng nguồn nhân lực của cộng đồng DN như chương trình đào tạo lãnh đạo toàn cầu Global Leaders Program, chương trình phát triển năng lực của nhân viên ngay trong giai đoạn làm việc (on-job training) là minh chứng cho sự quan tâm ngày càng lớn của doanh nghiệp vào việc phát triển, kiến tạo giá trị con người. Trong đó, xây dựng nguồn nhân lực nội bộ đang trở thành chìa khóa cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Sớm hiểu rõ tầm quan trọng của đào tạo nhân lực, các doanh nghiệp Việt, đơn cử như công ty giấy Lee & Man Việt Nam, đã tập trung xây dựng nguồn quỹ đầu tư gần 1 tỉ đồng/năm cho công tác đào tạo nội bộ. Trong đó, năng lực chuyên môn của nhân viên luôn được doanh nghiệp đặt làm mối ưu tiên hàng đầu.

Chiến lược bản địa hóa nhân sự của DN FDI: cơ hội phát triển lao động

Hàng năm, công ty tổ chức các khóa đào tạo kiến thức – kỹ năng theo đặc thù công việc như: đào tạo kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, công nghệ thông tin, xây dựng hoạt động đồng đội, kỹ năng quản lý và phân tích số liệu); đào tạo chứng chỉ chuyên môn vận hành thiết bị nâng, vận hành xe container, tài xế cẩu trục, vận hành xe xúc, kiểm toán viên năng lượng, chứng chỉ hàn, lái xe tải dấu C, quan hệ lao động an toàn sức khỏe nhân viên... Nỗ lực đào tạo giúp nhân viên nâng cao trình độ tay nghề, từ đó có được thu nhập ổn định, cải thiện năng suất lao động.

Tham gia khóa đào tạo và cấp chứng chỉ xe nâng do công ty hỗ trợ, anh Lê Thanh Hồng – nhân viên bộ phận Xây dựng cho biết được trang bị thêm nhiều kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng nghiệp vụ phục vụ cho công việc.

“Chúng tôi được cấp chứng chỉ sau khi hoàn thành khóa học. Đây là cơ hội rất quý báu vì các khóa đào tạo chuyên nghiệp này tốn rất nhiều chi phí, những nhân viên như chúng tôi khó mà chi trả được. Nhiều đồng nghiệp mặc dù đã có kiến thức và kỹ năng từ trước nhưng không có chứng chỉ nên cũng rất trân trọng cơ hội lần này”, anh Hồng chia sẻ.

Chiến lược bản địa hóa nhân sự của DN FDI: cơ hội phát triển lao động

Bên cạnh đó, lao động trẻ, học sinh, sinh viên trên địa bàn cũng có thể tham gia vào chương trình đào tạo liên kết với các trường đại học, cao đẳng tại TP.HCM như Đại học Nông Lâm TP.HCM, Cao đẳng Điện lực…Sau hai năm, họ có thể đạt được trình độ tay nghề ổn định và được tuyển thẳng vào làm việc tại công ty. Song song với chương trình đào tạo, công ty thường xuyên có các chính sách khen thưởng để khích lệ công nhân viên không ngừng cầu thị, học hỏi. Hoạt động này đã ghi nhận những thành tựu đáng khen ngợi.

“Công ty hỗ trợ chi phí để anh chị em nhân viên được đào tạo kỹ năng chuyên môn cần thiết. Em được công ty giúp đỡ từ lúc đi học, tới nay ra trường liền có công ăn việc làm, mức lương khởi điểm cũng khả quan 6-7 triệu đồng”, bạn Huỳnh Thanh Tân, kỹ sư nòng cốt của bộ phận sản xuất của công ty chia sẻ. Tân là một trong những nhân viên trưởng thành từ khóa đào tạo nội bộ của công ty và gặt hái nhiều thành công trong công việc, được khen thưởng nhân viên ưu tú.

Chiến lược bản địa hóa nhân sự của DN FDI: cơ hội phát triển lao động

Ông Chung Wai Fu nói: “Chúng tôi xác định đầu tư cho đào tạo nội bộ là khoản đầu tư chiến lược, giúp nhân viên liên tục được cập nhật những kiến thức, kỹ năng và công nghệ mới. Đối với những nhân viên mới thì việc đào tạo sẽ giúp họ tránh được những khó khăn, bỡ ngỡ trong công việc để thích nghi với môi trường làm việc nhanh hơn, đạt hiệu quả năng suất tốt hơn”.

Ông Chung cho biết thêm, để mở rộng kinh doanh và đồng thời đảm bảo kỹ năng nghiệp vụ của từng cá nhân, DN cho ra mắt các chương trình đào tạo trao đổi (mentoring program). Cá nhân những nhân sự có kinh nghiệm lâu năm sẽ trực tiếp điều hành, giám sát và đào tạo cho nhân viên cấp dưới của mình.

Chiến lược bản địa hóa nhân sự của DN FDI: cơ hội phát triển lao động

Sau một thời gian, các nhân viên cấp dưới từ chưa quá thành thạo các kỹ năng trở nên cứng cáp, dày dặn hơn trong lĩnh vực chuyên môn. Lúc đó họ có thể chọn lựa các vị trí phù hợp, tiếp tục được khuyến khích phát triển cao hơn và hướng dẫn lại cho nhân viên cấp dưới. Các nhân sự kinh nghiệm cũng rất hào hứng với việc “đứng lớp” cho các nhân viên mới mà không hề do dự.

“Đây là “vòng lặp bền vững”, lý giải vì sao Lee & Man VN có rất nhiều các nhân sự địa phương nắm giữ các vị trí cao như quản đốc, giám sát viên hay quản lý. Ngoài ra, chúng tôi luôn khuyến khích nhân viên tạo lập thành các đội nhóm để gắn kết, thúc đẩy năng suất, cùng nhau chiến đấu và phát triển các cột mốc sự nghiệp, thay vì cạnh tranh hiềm khích”, ông Chung chia sẻ.

Có thể nói, Lee & Man Việt Nam là một trong những đơn vị tiên phong đào tạo và phát triển đội ngũ lao động có chuyên môn tại địa phương. Hiện nay trong khu vực, ngày càng nhiều nhà máy được xây dựng, song nhân sự của công ty luôn được đánh giá cao về trình độ kỹ năng, tay nghề. Sự phát triển của nhân viên giúp công ty duy trì lực lượng nhân sự nòng cốt làm việc lâu năm và tâm huyết, làm nên sức mạnh của nguồn lực nhân sự tại DN.

Xem thêm: odl.380159-gnod-oal-neirt-tahp-ioh-oc-idf-nd-auc-us-nahn-aoh-aid-nab-coul-neihc/enizagame/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chiến lược bản địa hóa nhân sự của DN FDI: cơ hội phát triển lao động”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools