vĐồng tin tức tài chính 365

Gửi lãnh đạo các công ty khởi nghiệp: Có lẽ các bạn đang thiếu một kỹ năng quan trọng - sự đồng cảm!

2021-09-14 09:18

Trong tờ tạp chí số 68 về chủ đề "Đào tạo khởi nghiệp" tuần này, với vai trò là một doanh nhân, tôi đã trả lời câu hỏi của một cựu lãnh đạo công ty. Nội dung của câu hỏi này liên quan đến phương án đối phó khi doanh nghiệp mất đi những nhân viên chủ chốt, vì một lý do cá nhân nào đó và trong một khoảng thời gian bất kỳ.

Tôi đã cố gắng để đưa ra một câu trả lời hoàn thiện nhất như tuyển dụng nhân sự để thay thế những vị trí công việc then chốt, hay những cách giúp các công ty mới khởi nghiệp phân tán rủi ro bằng tất cả các nguồn lực hiện có của họ. Tôi cũng đề cập đến việc tách những vấn đề mang tính cảm xúc ra khỏi hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, tôi cũng muốn mọi người hiểu rằng việc này không có nghĩa là ta loại bỏ hoàn toàn các yếu tố về cảm xúc trong công việc.

Nói cách khác, nếu yếu tố cảm xúc không nằm trong các kỹ năng lãnh đạo mà bạn có, đã đến lúc, bạn phải thực sự trau dồi chúng!

Đừng cố gắng để trở thành một người như Steve Jobs, bởi vì không ai trong chúng ta có thể giống với ông ta

Việc Steve Jobs tìm kiếm sự trợ giúp khi xử lý các tình huống là một dấu hiệu cho thấy ông thật sự rất quan tâm đến nhân viên. Tuy nhiên, điều đó lại làm tôi cảm thấy khó chịu, khi phải tìm hiểu xem nhà lãnh đạo doanh nghiệp này đến từ đâu và họ thiếu kinh nghiệm như thế nào mà lại điều hành một tổ chức nhỏ như vậy.

Một trong những đặc điểm tôi không thích ở các nhà lãnh đạo khởi nghiệp là việc họ học theo cách của những nhà lãnh đạo công ty, tập đoàn lớn. Tại sao? Bởi vì các công ty khởi nghiệp không được quyền mắc sai lầm giống như các tập đoàn hoặc công ty lớn đang mắc phải. Nếu bạn nghĩ bạn sẽ lãnh đạo theo phong cách của Elon Musk, Mark Zuckerberg hay Jack Welch, thì bạn đang hủy hoại chính doanh nghiệp của mình.

Có một thực tế mà ít người quan tâm đến chính là nhà lãnh đạo trong các công ty khởi nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến từng người trong tổ chức của họ. Hầu hết, các nhà lãnh đạo mà tôi biết đều là những người rất xuất chúng. Họ có thể rất giỏi về chiến lược, về công nghệ, tài chính, giao thương, kết nối,… Tuy nhiên, họ lại khá tệ trong việc xây dựng và gìn giữ các mối quan hệ cá nhân trong doanh nghiệp của mình.

Tuy nhiên, phong cách làm việc rõ ràng và những nguyên tắc không nhất thiết phải luôn là điều cần có để khởi nghiệp thành công. Điều này có thể sẽ phù hợp khi bạn có hàng chục ngàn nhân viên trên khắp năm châu, đang làm việc và báo cáo cho bạn. Nhưng khi nhóm của bạn có dưới 50 người, bạn không cần tạo ra khoảng cách như vậy.

Tại sao sự đồng cảm lại quan trọng như vậy?

Nếu bạn không trả được mức lương cao hơn thị trường, hoặc mọi người trong công ty của bạn không có nhiều triển vọng để trở nên giàu có, thì bạn đang gặp phải rất nhiều bất lợi. Bạn có ít lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh và sẽ càng ít lợi thế hơn nữa so với những người đương nhiệm trong ngành. Bạn cần tận dụng mọi lợi thế mà bạn có thể nhận được. Điều này bao gồm mối quan hệ giữa bạn với nhân viên và cả những mối quan hệ xung quanh họ.

Khi tôi còn trẻ và đầy tài năng, tôi không bao giờ đắn đo khi rời khỏi một công ty mà bản thân cho rằng mọi người không quan tâm đến mình. Họ có thể không cho tôi những thứ tôi muốn hay quyền lợi mà tôi xứng đáng được nhận. Họ có thể không lắng nghe khi tôi đóng góp những ý tưởng tuyệt vời. Cũng không phải vì tôi đã trải qua những mâu thuẫn hay mất đi những cơ hội thăng tiến vì những lý do không mấy công bằng. Những điều đó không phải là không tệ hại, nhưng tôi có thể cảm thông được.

Điều thực sự khiến tôi phải từ bỏ chính là khi tôi cảm nhận được mình phải làm việc cho một người không quan tâm đến việc tôi là ai, điều gì quan trọng đối với tôi, hay thậm chí là những gì đang diễn ra trong cuộc sống của mình.

Vâng, không sao cả! Là một nhà lãnh đạo của công ty khởi nghiệp, bạn cũng không cần phải trở thành người bạn tốt của mọi người. Nếu như bạn đã già như tôi, bạn cũng không cần tự ép bản thân mình bước ra ngoài để tham gia vào những khoảng thời gian vui vẻ hoặc bất cứ điều gì mà các nhân viên trẻ đang làm vào các buổi chiều thứ Sáu.

Nhưng nếu, đối với bạn, các mối quan hệ đó quan trọng, thì bạn phải nắm bắt và quan tâm đến nó nhiều hơn nữa. Bởi vì nếu không làm vậy, bạn không chỉ mất một nhân viên mà còn mất luôn cả những mối quan hệ mà người đó đang có, những mối quan hệ trong các nhóm riêng tư khác mà bạn không được mời tham gia.

Tuy nhiên, bạn không cần phải phá vỡ hoặc thay đổi các quy tắc của mình vì nhân viên đó. Bạn không cần phải tìm hiểu lý do từ họ. Bạn cũng không cần phải quá đề cao họ bằng bất kỳ hình thức nào. Nhưng bạn phải hiểu được họ là ai, điều gì quan trọng đối với họ và điều gì đang diễn ra trong cuộc sống của họ. Hãy thực hiện những điều đó ở một mức độ nhất định và đừng quá tọc mạch vào cuộc sống riêng tư của họ!

Cách duy nhất để bạn học được cách đồng cảm là hãy bắt đầu thể hiện nó, và điều đó cần có sự can đảm từ bạn. Nếu bạn đợi đến lúc nhân viên của bạn gặp phải khủng hoảng về cá nhân hoặc trong công việc trước khi bạn kịp trau dồi kỹ năng này, bạn đã quá chậm trễ rồi!

Thành Quân

Theo MD

Xem thêm: nhc.51703301221901202-mac-gnod-us-gnort-nauq-gnan-yk-tom-ueiht-gnad-nab-cac-el-oc-peihgn-iohk-yt-gnoc-cac-oad-hnal-iug/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gửi lãnh đạo các công ty khởi nghiệp: Có lẽ các bạn đang thiếu một kỹ năng quan trọng - sự đồng cảm!”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools