Con bê được nhận thưởng vì "giải quyết nỗi buồn" đúng nơi quy định - Ảnh chụp màn hình CNN
Trong công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Current Biology hôm 13-9, ông Jan Langbein, chuyên gia tâm lý học động vật, đặt ra vấn đề: "Người ta thường cho rằng gia súc khác với chó hay mèo, chúng không có khả năng kiểm soát bài tiết".
"Nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy gia súc khá thông minh, chúng ta hoàn toàn có thể huấn luyện chúng sử dụng nhà vệ sinh khi cần", Đài CNN trích lời ông Langbein.
Công trình khoa học này là kết quả thu được từ dự án huấn luyện gia súc do các chuyên gia từ Viện Nghiên cứu động vật trang trại Đức, Viện Thú y quốc gia Đức và Đại học Auckland (New Zealand) thực hiện.
Vào giai đoạn đầu của dự án, đàn bò được nuôi trong nhà vệ sinh khép kín. Lúc này, bất cứ khi nào đại tiện hoặc tiểu tiện, chúng đều sẽ được thưởng lúa mạch nghiền hoặc hỗn hợp nước điện giải.
"Sau đó, khi trở về chuồng ngoài trời, đàn bò tự biết quay lại nhà vệ sinh để nhận thưởng. Chúng sẽ sớm nhận ra rằng chúng chỉ được thưởng nếu vào đây để đi vệ sinh", bà Neele Dirksen, nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu động vật trang trại Đức, giải thích.
Bên cạnh những phần thưởng, nhóm nghiên cứu sẽ mạnh tay giội nước lạnh vào đàn bò như một hình phạt nhằm răn đe khi chúng đi vệ sinh sai chỗ.
Sau 10 ngày thực hiện, 11 trong số 16 con bò tham gia huấn luyện đã biết vào nhà vệ sinh khi cần "giải quyết".
Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết gia súc thải khoảng 30-40kg phân và 8 lít nước tiểu mỗi ngày. Nếu lượng chất thải này không được thu dọn đúng cách, chúng sẽ gây ra những tác hại đáng kể đến môi trường.
Theo CNN, tại châu Âu, 90% lượng phát thải amoniac là từ nông nghiệp. Đặc biệt, khí thải từ các hoạt động chăn nuôi gia súc chiếm hơn một nửa con số này.
Khí amoniac từ chất thải của bò không trực tiếp gây biến đổi khí hậu, song khi trộn với đất, chúng chuyển hóa thành nitơ oxit, một loại khí nhà kính có hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng chất thải này còn làm ô nhiễm đất và nguồn nước địa phương.
TTO - Thời tiết giá lạnh ở Texas (Mỹ) đang gây nhiều thương vong không chỉ cho con người mà còn cho cả động vật tại tiểu bang này.
Xem thêm: mth.90102704141901202-gnourt-iom-ev-oab-ed-ohc-gnud-noub-ion-teyuq-iaig-ob-neyul-nauh-cud/nv.ertiout