vĐồng tin tức tài chính 365

Số vụ kiểm toán chuyển cơ quan điều tra rất ít

2021-09-15 08:12

Ngày 14-9, tiếp tục phiên họp thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo công tác năm 2021 và kế hoạch kiểm toán năm 2022 của Kiểm toán Nhà nước (KTNN).

Số vụ kiểm toán chuyển cơ quan điều tra rất ít - ảnh 1
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho ý kiến về kế hoạch kiểm toán
năm 2022. Ảnh: Đ.MINH

“Tỉ lệ thực hiện các kiến nghị của kiểm toán rất thấp”

Báo cáo tại phiên họp, Tổng KTNN Trần Sỹ Thanh cho hay tổng hợp sơ bộ đến ngày 31-8-2021, đối với 91 báo cáo kiểm toán đã phát hành, KTNN kiến nghị xử lý tài chính hơn 52.000 tỉ đồng; hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung 67 văn bản pháp luật.

Trong tám tháng đầu năm 2021, KTNN đã chuyển cơ quan CSĐT để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định một vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện qua hoạt động kiểm toán; cung cấp 151 báo cáo kiểm toán và các tài liệu có liên quan cho các cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát và xây dựng chương trình công tác.

Về kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán, các đơn vị đã thực hiện hơn 30.000 tỉ đồng, đạt 49,9% số kiến nghị, thấp hơn cùng kỳ năm trước (55,9%).

Trình bày ý kiến của cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết thường trực ủy ban này đánh giá tỉ lệ thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN năm 2021 thấp hơn so với các năm trước.

Cơ quan thẩm tra đề nghị KTNN phải làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và cung cấp danh sách cụ thể các cơ quan, đơn vị không thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị của KTNN qua từng năm.

Phát biểu sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng tỉ lệ thực hiện các kiến nghị của KTNN rất thấp. Điều đáng lưu ý là ba năm trở lại đây, tỉ lệ này đều thấp (năm 2018 là 51,3%, 2019 là 53,9%; 2020 là 49,9%).

Bà Nga đề nghị Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội phối hợp cùng KTNN đưa ra giải pháp. “Theo tôi, một trong những giải pháp là công khai đơn vị không thực hiện kết luận kiểm toán, báo cáo Quốc hội một danh sách rõ ràng về đơn vị nào không thực hiện kết luận của KTNN” - bà Nga đề xuất.

Liên quan đến số vụ việc chuyển cơ quan điều tra, bà Nga dẫn hai số liệu vênh nhau: Theo báo cáo của KTNN là một vụ; báo cáo thẩm tra là năm vụ. “Dù là một vụ hay năm vụ, chúng tôi thấy số vụ chuyển cơ quan điều tra rất ít” - bà Nga nhận xét và đánh giá có biểu hiện thiên về xử lý hành chính và có biểu hiện hơi nhẹ trong việc này. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề nghị KTNN làm rõ vấn đề: “Tại sao sai phạm thì nhiều mà chuyển cơ quan điều tra lại ít?”.

Cân nhắc kiểm toán dự án đang làm có yếu tố nước ngoài Hết sức cân nhắc kiểm toán các dự án dở dang, nhất là dự án có yếu tố nước ngoài. Nửa chừng vào kiểm toán, đưa ra những ý kiến kiến nghị đề xuất, lại liên quan đến cơ chế tài chính trong nước và ngoài nước, nếu vướng mắc không giải quyết được thì tác động rất lớn đến tiến độ thực hiện dự án. Nên chăng, cứ để làm cho xong rồi vào kiểm toán một thể.

Chủ tịch Quốc hội VƯƠNG ĐÌNH HUỆ

Kiểm toán việc sử dụng các nguồn lực cho phòng chống dịch

Cho ý kiến về kế hoạch kiểm toán năm 2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cảnh báo việc nợ xấu có xu hướng tăng lên do tác động của tình hình dịch COVID-19, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nợ xấu cho vay BOT nhất là quốc lộ 1A…

Ông Huệ cũng yêu cầu làm rõ thêm việc phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản, mức độ, tiến độ thế nào trong khi giải ngân đầu tư công rất thấp. “Đầu tư công tám tháng mới được hơn 40%, nhất là ODA rất thấp. Trong khi phát hành trái phiếu phải trả lãi. Tiền để đấy nhưng không giải ngân, không tiêu được” - Chủ tịch Quốc hội nói.

Đáng chú ý, Chủ tịch Quốc hội đề nghị làm rõ việc sử dụng quỹ dành cho cải cách tiền lương để chi cho đầu tư xây dựng cơ bản, trong khi nguồn sử dụng cho cải cách tiền lương chưa đảm bảo. “Các đồng chí nói còn đủ nguồn để cải cách tiền lương nhưng ai chịu trách nhiệm về câu còn đủ nguồn ấy? Các đồng chí phải làm rõ điều này trong mục tiêu kiểm toán” - ông Huệ nói thêm.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị làm rõ việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho phòng chống dịch COVID-19. “Mục đích sử dụng và hiệu quả thế nào? Chúng ta là nước nghèo, chống dịch phải hiệu quả nhưng chi phí thấp, phải tiết kiệm chi phí” - ông Huệ nhấn mạnh.

Trọng điểm kiểm toán của năm 2022, Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá việc thực thi chính sách các gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, xem quy định có hợp lý không, tổ chức thực hiện thế nào, có đúng mục đích không?

“Chính sách rất ưu việt nhưng quá trình thực thi có thể có những nội dung chưa phù hợp hoàn toàn. Quá trình thực hiện có trục lợi chính sách hay không phải chỉ rõ ra” - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Về công tác đầu tư, Chủ tịch Quốc hội đề nghị chú trọng kiểm toán công tác chuẩn bị đầu tư, phân bổ và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kể cả trung ương và địa phương.

“Theo số liệu sơ bộ, khả năng năm 2021 có khoảng 80.000 tỉ đồng vốn đầu tư không tiêu được, tức là chưa có đối tượng phân bổ… Đầu tư công vừa rồi còn 70, 80 dự án lớn chưa có chuẩn bị đầu tư” - Chủ tịch Quốc hội nói tiếp và đánh giá đây là khuyết điểm.

Cũng trong ngày làm việc thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Xem thêm: lmth.2245101-ti-tar-art-ueid-nauq-oc-neyuhc-naot-meik-uv-os/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Số vụ kiểm toán chuyển cơ quan điều tra rất ít”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools