Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu tại Pháp ngày 15-9 - Ảnh: REUTERS
"Châu Âu có thể và rõ ràng là nên, sẵn sàng tự mình làm nhiều hơn" - Hãng tin Reuters dẫn lời bà von der Leyen phát biểu ngày 15-9, khi đề cập đến việc xây dựng lực lượng quân sự chung của châu Âu.
Đây là thông điệp đã được nhắc nhiều ở châu Âu vài tuần qua.
"Trong những tuần trước, đã có nhiều cuộc thảo luận về các lực lượng viễn chinh. Chúng ta cần loại lực lượng nào và số lượng bao nhiêu: các nhóm chiến đấu hoặc lực lượng tiên phong Liên minh châu Âu (EU). Đây chắc chắn là một phần của cuộc tranh luận và tôi tin rằng nó sẽ là một phần của giải pháp" - chủ tịch EC nói thêm.
Bà cho biết vào đầu năm tới, khi Pháp giữ chức chủ tịch luân phiên của EU, bà và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ triệu tập một hội nghị thượng đỉnh về quốc phòng châu Âu.
Cũng theo người đứng đầu EC, một tuyên bố chung mới của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - EU sẽ được trình bày vào cuối năm nay.
Khi lực lượng Taliban chiếm quyền kiểm soát tại Afghanistan vào tháng 8-2021, các nước phương Tây rơi vào thế bị động trong chiến dịch di tản đầy hỗn loạn tại sân bay Kabul do Mỹ kiểm soát.
Tuy nhiên, bà von der Leyen cho biết vấn đề của EU không phải là thiếu năng lực, mà thiếu quyết tâm để hành động.
"Chúng ta có thể có các lực lượng tối tân nhất thế giới nhưng nếu không sẵn sàng để sử dụng thì để làm gì?" - bà nhấn mạnh.
Trong thông điệp ngày 15-9, bà von der Leyen cũng đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng khác. Trong đó, bà thông báo cam kết tài trợ 200 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 cho thế giới, nâng tổng số vắc xin viện trợ của EU lên 450 triệu liều.
Theo lãnh đạo EC, "đó là một khoản đầu tư cho sự đoàn kết và đó cũng là một khoản đầu tư cho sức khỏe toàn cầu".
Tại châu Âu, đến nay đã có hơn 70% người trưởng thành tại 27 nước thành viên EU tiêm ngừa COVID-19 đầy đủ. Dự kiến 19 nước thành viên sẽ phục hồi kinh tế trở lại mức trước khi đại dịch bùng phát ngay trong năm nay, trong khi những nước còn lại có thể phải đợi đến năm sau.
TTO - Đức nói sẽ nối lại hiện diện ngoại giao tại Kabul nếu Taliban đáp ứng một số điều kiện dù một số nước châu Âu khác vẫn ngần ngại. Trong khi đó, các bộ trưởng quốc phòng châu Âu đang cân nhắc lập lực lượng phản ứng nhanh đối với Afghanistan.
Xem thêm: mth.47633730251901202-gneir-us-nauq-gnoul-cul-pal-iog-uek-ua-uahc-nab-yu/nv.ertiout