Cây rừng bị đốn hạ để trồng cây keo - Ảnh: ĐỨC TRONG
Cây rừng tái sinh bị san phẳng
Từ con đường nhựa chính của trung tâm xã Phan Tiến, phóng viên Tuổi Trẻ băng tiếp đường sỏi đỏ khoảng 5km là đến khu vực người dân phản ánh.
Để qua được khu đất này, chúng tôi tiếp tục băng qua một con sông từ bìa rừng chảy ra. Đến khu vực người dân phản ánh, nhiều hecta đất đã bị san ủi xong, thay vào đó là cây keo lai mới trồng.
Ranh giới của khu vực bị san ủi với bìa rừng là đường đất. Hiện trạng hai bên đường trái ngược nhau. Một bên là cây rừng đang tái sinh và bên còn lại đã san phẳng.
Đất đã san ủi nằm cạnh rừng xanh tái sinh - Ảnh: ĐỨC TRONG
Tại đây, chúng tôi quan sát có nhiều gốc cây rừng bị ủi bong tróc, trong đó có cả cây xanh vừa đốn hạ. Người dân cho biết trước đây khu vực này có nhiều cây rừng tái sinh như lim, dầu, chí… Mặc dù đường kính không lớn nhưng đó là cây rừng quý hiếm đang hồi sinh, nhiều gốc cưa đổ đang nảy cành trở lại.
Phát hiện chúng tôi ghi hình, một chiếc xe bán tải chở cây keo non cùng nhân công đã rời hết khỏi khu vực này.
Nhiều gốc cây rừng tái sinh bị san ủi - Ảnh: ĐỨC TRONG
Người dân cho biết rất xót xa khi nhìn cây rừng đang tái sinh bị san ủi nên đã trình báo với cơ quan chức năng đến xử lý, ngăn chặn vụ việc. Khi chính quyền địa phương cùng đơn vị quản lý rừng đến, xe múc liền dừng hoạt động.
"Không hiểu vì lý do gì mà một thời gian sau họ tiếp tục san ủi, xe bò đến chở mấy gốc cây nơi đây đi. Bây giờ là cây keo lai mọc lên thay thế hết", một người dân đặt vấn đề.
Đất do người dân khai hoang đã lâu
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về những phán ánh trên, ông Ngô Nguyễn Hồng Quang - chủ tịch UBND xã Phan Tiến - cho biết đã nắm được vụ việc. Ông cho biết ngay khi nhận được phản ánh của người dân là địa phương phối hợp với đơn vị quản lý rừng địa bàn đến kiểm tra hiện trạng.
Theo ông Quang, khu vực đất bị san ủi trên trước đây do đồng bào dân tộc ở địa phương khai hoang. Sau một thời gian không còn canh tác, họ mua qua bán lại mới đến người chủ đất hiện tại.
Cây rừng bị đốn hạ - Ảnh: ĐỨC TRONG
Ông Quang cho rằng do để lâu không canh tác, chủ đất mới đến san ủi để trồng keo lai nên người dân nghi ngờ có chuyện khuất tất. Ông khẳng định khu vực này không thuộc đất rừng.
Về nguồn gốc pháp lý, ông Quang giải thích do người dân khai hoang đã lâu, mua đi bán lại bằng giấy tay nên thực tế chưa có sổ sách. Đồng thời, khu vực này nằm trong quy hoạch dự án hồ thủy lợi của địa phương nên không thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được.
Một cán bộ quản lý rừng cho biết mặc dù khu đất trên đã đưa ra quy hoạch ba loại rừng nhưng đang tái sinh và thuộc sự quản lý của địa phương. Khi nắm thông tin, một số cán bộ quản lý rừng đến kiểm tra và báo lại cho chính quyền địa phương xử lý theo chức năng.
Khu vực đất bị san ủi để trồng keo - Ảnh: ĐỨC TRONG
Tại đây còn sót nhiều gốc cây rừng - Ảnh: MAI THỨC
Khu vực bìa đất bị san ủi - Ảnh: ĐỨC TRONG
TTO - Cơ quan CSĐT Công an huyện Sơn Hòa (Phú Yên) đã khởi tố vụ án "hủy hoại rừng" xảy ra tại tiểu khu 162 rừng phòng hộ xã Sơn Hội thuộc huyện này.
Xem thêm: mth.85600206161901202-ial-oek-gnort-ed-hnis-iat-gnur-yac-iu-nas/nv.ertiout