vĐồng tin tức tài chính 365

Chăm sóc người lao động - nét đặc sắc của doanh nghiệp FDI Quảng Ninh

2021-09-17 08:55

Dù khó khăn do đại dịch COVID-19, nhưng nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Quảng Ninh vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh. 

Cần gấp 700 công nhân cho nhà máy mới

Công ty TNHH dệt may Weitai Hạ Long (100% vốn Đài Loan, Trung Quốc) đang gấp rút tuyển khoảng 700 lao động cho nhà máy chuyên sản xuất mũ thể thao cao cấp xuất khẩu tại KCN Việt Hưng, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Nhà máy thứ 2 này, dự kiến đi vào hoạt động trong tháng 11.2021.

Chính sách đãi ngộ và mức lương dành cho công nhân của nhà máy 2 cũng không kém so với nhà máy 1 (khoảng 2.000 công nhân), với mức lương trung bình từ 7-8 triệu đồng.

Theo ông Hà Tử Văn - Giám đốc nhân sự của công ty - hiện công ty mới tuyển được khoảng 200 nhân công cho nhà máy thứ 2.

“Chúng tôi đang tiếp tục tuyển dụng và đào tạo. Ngoài ra, các sở, ban, ngành của tỉnh Quảng Ninh cũng đang hỗ trợ chúng tôi giới thiệu, đào tạo gấp nhân công cho công ty” - ông Văn cho biết.

Được biết, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, hỗ trợ đặc biệt cho công ty, bởi dù đóng góp ngân sách không nhiều, nhưng công ty tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động địa phương, với mức thu nhập cao, chế độ an sinh xã hội tốt.

Đặc biệt, trong khoảng 2.000 lao động của nhà máy 1 thì có tới 20% là những người trước đó làm ở lĩnh vực du lịch, dịch vụ nhưng bị mất việc do đại dịch COVID-19.

Ông Vũ Quang Trực - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh - Xã hội Quảng Ninh - cho biết, ngay sau buổi thăm và làm việc với Công ty của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, sở này đã phối hợp với các ban, ngành liên quan để hỗ trợ công ty trong việc tuyển nhân công.

Theo đó, trước mắt sẽ ưu tiên giới thiệu vợ, bạn gái của những công nhân mỏ Than chưa có việc làm ổn định; phối hợp với các trường dạy nghề của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam tạm chuyển những thợ lò vừa đào tạo xong nhưng chưa bố trí được việc làm.

“Ngoài ra, chúng tôi đã làm việc với các trường dạy nghề, trong đó có trường Cao đẳng nghề Việt - Hàn tuyển dụng, đào tạo cấp tốc nghề may để cung cấp nhân lực cho Cty TNHH dệt may Weitai Hạ Long” - ông Trực cho biết.

Cùng với đó, theo ông Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP.Hạ Long - thành phố cũng chỉ đạo các xã, phường tăng cường thông tin tuyển dụng lao động tới từng các tổ dân phố, khu phố.

Tăng đầu tư đào tạo nghề, ổn định nơi ở cho công nhân

Theo Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh, đại dịch COVID-19 không ảnh hưởng nhiều tới sự thiếu hút lao động ở những công ty đang hoạt động bởi hầu hết người lao động đều không về quê, theo tinh thần “ai ở đâu thì ở yên đó”, để góp phần phòng, chống dịch.

Hiện, các DN, chủ yếu là DN FDI trong các KCN ở Quảng Ninh cần tuyển thêm gần 5.000 lao động, chủ yếu phục vụ cho việc mở rộng sản xuất ở ngành dệt, may mặc cao cấp.

Theo đại diện Sở Lao động - Thương binh - Xã hội Quảng Ninh, việc tuyển lực lượng lao động này trong tỉnh sẽ không khó lắm, bởi nếu doanh nghiệp nào có nhu cầu, các trường dạy nghề sẵn sàng hợp tác.

Tuy nhiên, Quảng Ninh đang tiếp tục đón các dự án lớn về công nghệ, kỹ thuật cao, nên việc tìm nguồn nhân lực có trình độ trong tỉnh là rất khó khăn.

Tập đoàn SuperCap - Công ty mẹ của Công ty TNHH dệt may Weitai Hạ Long - dự kiến sẽ khánh thành một nhà máy sản xuất các thiết bị chiếu sáng, tản nhiệt, cũng ở KCN Việt Hưng vào giữa năm 2022. Công ty đang lo lắng bởi việc tuyển khoảng 1.700 nhân công kỹ thuật cho nhà máy là không hề đơn giản.

Để chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án lớn thời gian tới, tại kỳ họp ngày 4.9.2021, HĐND đã thông qua nghị quyết hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho trường Đại học Hạ Long và Cao đẳng Việt - Hàn.

Theo đó, học viên, sinh viên theo học các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế (cắt gọt kim loại, hàn, điện tử công nghiệp, công nghệ ôtô), sẽ được hỗ trợ tiền đóng học phí hằng tháng, tiền ăn, chi phí học tập và được bố trí chỗ ở miễn phí tại ký túc xá. Mỗi giảng viên vào trường cũng được hỗ trợ 300 triệu đồng, hỗ trợ 150 triệu đồng nếu được cử đi đào tạo nâng cao trình độ các nghề phục vụ ngành công nghiệp chế biến chế tạo.

Với Đại học Hạ Long, sinh viên các nghề: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Nuôi trồng thủy sản, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Trung Quốc sẽ được thưởng học bổng đầu vào từ 15-50 triệu đồng nếu có điểm trúng tuyển cao theo từng mức cụ thể; được thưởng nếu có thành tích cao trong suốt quá trình học tập, tốt nghiệp và hỗ trợ tuyển dụng ngay vào làm việc tại Quảng Ninh.

Theo ông Vũ Quang Trực - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh - Xã hội Quảng Ninh - một trong những vướng mắc lớn nhất trong việc giữ và thu hút nguồn nhân lực là nhà ở.

Hiện, hầu hết công nhân ở các KCN đều thuê trọ bên ngoài, với điều kiện sinh hoạt thấp, đi lại khó khăn.

Ông Hà Tử Văn - Giám đốc nhân sự của Công ty TNHH dệt may Weitai Hạ Long - cho biết, hằng ngày công ty thuê dàn xe khách đưa đón 500 công nhân đi-về, với nơi xa nhất là 30km. Vì thế, tại cuộc gặp gỡ với Bí thư Tỉnh ủy mới đây, lãnh đạo công ty đã đề xuất tỉnh cấp đất để công ty tự bỏ tiền xây chung cư cho công nhân ở.

“Bí thư Tỉnh ủy đồng ý với đề xuất của công ty. Hiện, TP.Hạ Long đang phối hợp với các đơn vị liên quan tìm mặt bằng” - Phó Chủ tịch UBND TP.Hạ Long Nguyễn Ngọc Sơn cho biết.

Đại diện một số doanh nghiệp cho rằng, nếu việc này thành công sẽ mở ra hướng đi mới cho việc xây nhà tập thể cho công nhân, bởi mô hình nhà nước - doanh nghiệp - người lao động xây nhà rất khó thành công.

Xem thêm: odl.153459-hnin-gnauq-idf-peihgn-hnaod-auc-cas-cad-ten-gnod-oal-iougn-cos-mahc/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chăm sóc người lao động - nét đặc sắc của doanh nghiệp FDI Quảng Ninh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools