Covid-19 đã tác động đến nhiều mặt trong cuộc sống của chúng ta. Trong toàn ngành công nghiệp tại Việt Nam, việc đóng cửa hàng loạt các nhà máy và các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt trong hoạt động logistics tạo nên sự gián đoạn lớn trong chuỗi cung ứng đối với các nhà sản xuất. Nhiều đơn vị đã phải chuyển đổi sang việc sử dụng các dịch vụ mua sắm và tìm nguồn cung ứng trực tuyến.
Các nhà cung ứng cũng phải nhanh chóng giới thiệu và/hoặc mở rộng dịch vụ và bán hàng trực tuyến. Giao thông vận tải và hoạt động logistics trở thành thách thức lớn đối với tất cả chúng ta khi các cảng xung quanh TP.HCM phải tạm ngưng hoạt động vì các thành phố phía Nam và các tỉnh công nghiệp lân cận hiện đang là tâm dịch của cả nước.
Các chủ doanh nghiệp khuyến khích lao động làm việc tại nhà và hỗ trợ thêm về công nghệ thông tin (CNTT) mà vẫn đảm bảo sức khỏe tinh thần ổn định. Các trung tâm vận hành nhà máy phải thích nghi để bảo vệ lao động làm việc tại đây.
Các giải pháp bao gồm thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE), dựng lều trại trong nhà máy, chia ca làm việc, bổ sung các thiết bị tự động hóa, và điều chỉnh vai trò cũng như trách nhiệm nhân sự phù hợp với tình hình. Tất cả các biện pháp trên phải được hoàn thành nhanh chóng để giải quyết tình trạng sụt giảm năng suất, hoàn thành các đơn đặt hàng và tạo động lực phục hồi kinh tế.
Về bản chất, để vượt qua các thách thức hiện nay, ở mọi khía cạnh kinh doanh và cả nền công nghiệp toàn cầu đều đòi hỏi nhiều hơn các dạng kỹ thuật số, thường là các công nghệ đột phá. Rõ ràng là các doanh nghiệp đã có những chuyển đổi số nhằm thích ứng tốt hơn. Kể từ khi bắt đầu, chúng tôi đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong hoạt động kinh doanh B2B và B2C, bao gồm cả thương mại điện tử, không chỉ là những khách hàng hiện tại mà còn là các khách hàng mới và vãng lai.
Hạn chế tối đa đứt gãy chuỗi cung ứng
Chúng tôi luôn sẵn sàng để ứng phó nhanh chóng và quyết liệt với đại dịch Covid-19. Cụ thể, chúng tôi liên tục hỗ trợ khách hàng trên toàn cầu, luôn ưu tiên sức khỏe và các dịch vụ tương tự khác cũng như lực lượng cung cấp các thiết bị thiết yếu và cơ sở hạ tầng để chống dịch. Để đảm bảo duy trì chuỗi cung ứng, đội ngũ xử lý khủng hoảng của chúng tôi đã lên kế hoạch hành động nhanh chóng, chuyển đổi hàng tồn kho trên mạng lưới toàn cầu gồm 14 trung tâm phân phối đến các khu vực thiếu hụt.
Ngoài ra, chúng tôi còn dự trữ hơn 650.000 sản phẩm và giải pháp điện tử và công nghiệp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trường hợp sản phẩm rơi vào tình trạng khan hiếm, các chuyên gia sẽ tìm nguồn cung thay thế và các thiết bị tương tự thông qua danh sách các nhà cung cấp đa dạng và phong phú của chúng tôi.
Khả năng cung ứng đa kênh, nền tảng kỹ thuật số mạnh mẽ giúp chúng tôi có thể dễ dàng tăng cường hỗ trợ khi các đơn hàng trực tuyến tăng vọt. Thông qua trao đổi và cộng tác, đội ngũ thu mua có thể hỗ trợ các khách hàng quan trọng thuộc các ngành kinh doanh thiết yếu. Bằng việc khuyến khích tư duy kỹ thuật số, kết nối con người và làm việc từ xa, các trung tâm phân phối nhanh chóng điều chỉnh hoạt động sản xuất trong tình trạng giãn cách xã hội và lao động phải mang các thiết bị phòng hộ cá nhân (PPE) và họ luôn sẵn sàng thực hiện.
Các yếu tố của tăng tốc kỹ thuật số
Ngày nay, ngành công nghiệp vừa đầu tư vào các giải pháp kỹ thuật số để vượt qua thách thức hiện hữu do đại dịch, vừa phải tiếp tục đáp ứng nhu cầu đang ngày một tăng lên. Xu hướng tăng tốc kỹ thuật số này đã có từ trước thời điểm Covid-19 xảy ra, nhưng bắt đầu phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây.
Thật vậy, tự động hóa đã là xu hướng từ trước đến nay trong lĩnh vực sản xuất và quản lý. Giờ đây, sự tiến bộ của ngành CNTT (Cách mạng Công nghiệp 4.0) và kế hoạch triển khai 5G sắp tới tại Việt Nam đang không chỉ tác động đến mọi mặt của ngành sản xuất, mà còn ảnh hưởng lên các ngành liên quan như quản lý chuỗi cung ứng, từ thanh toán đến mua hàng, thông qua quản lý kho và dự đoán hàng tồn.
Những điều này đang làm thay đổi dần kỳ vọng của khách hàng, nhu cầu về hiệu quả cao hơn trong dịch vụ và nhận thức rằng dữ liệu cũng có thể được sử dụng để nắm bắt xu hướng thế giới mới.
Các khách hàng đều có kỳ vọng rất cao vào nhà cung cấp. Họ mong muốn nhận được dịch vụ cao cấp và rõ ràng, trong khi chúng tôi có lợi thế đến từ tính dễ sử dụng, các công cụ cá nhân hóa dựa trên AI và hỗ trợ bán hàng trực tuyến theo thời gian thực. RS luôn tập trung tối đa để có thể đáp ứng mọi kỳ vọng từ khách hàng, thực hiện công việc như cam kết cũng như có phương án phản hồi rõ ràng khi có bất kỳ sự kiện nào xảy ra.
Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như trên thế giới đang chịu thiệt hại về tài chính do dịch Covid-19, điều này làm gia tăng nhu cầu cải thiện tính hiệu quả. Khởi đầu với ứng dụng eProcurement, nhu cầu của người dùng về các công cụ như RS PunchOut ngày càng tăng, một công cụ sáng tạo tích hợp vào hệ thống eProcurement, cho phép người dùng dễ dàng truy cập và tham khảo sản phẩm cũng như thông tin thanh toán khi sử dụng website.
Đối với các doanh nghiệp có đơn đặt hàng lớn tại Việt Nam, eProcurement có thể giúp đội ngũ nhân viên tiết kiệm thời gian, cải thiện tính năng theo dõi đơn hàng, báo cáo chi phí và giảm thiểu rủi ro.
Việc giới thiệu các công cụ mua sắm kỹ thuật số cho các khách hàng công nghiệp và sản xuất tại Việt Nam cho phép các doanh nghiệp đạt lợi ích lớn từ việc cắt giảm chi phí và tăng hiệu suất làm việc của nhân viên. Trong trường hợp các thành phần thiết bị quan trọng không có sẵn trên website của RS hoặc các đối tác bán lẻ tại địa phương, nhóm chuyên gia Product Plus sẽ tìm kiếm các sản phẩm thay thế từ mạng lưới nhà cung cấp rộng lớn của chúng tôi.
Các giải pháp quản lý kho cũng là yếu tố quan trọng để đạt mục tiêu nâng cao hiệu suất và giảm thiểu chi phí, đặc biệt là khi các doanh nghiệp đang tăng lượng hàng dự trữ do ảnh hưởng từ đại dịch. Đội ngũ RS cũng hỗ trợ khách hàng cải thiện khả năng lưu kho, lên kế hoạch đặt trước hàng dự kiến sẽ hết trong tương lai và phát triển lịch trình giao hàng dựa trên yêu cầu từ khách hàng. Nhờ lợi thế nhiều kho hàng tại khu vực Đông Nam Á, RS mang đến cho khách hàng sự tin cậy và linh hoạt trong quá trình thực hiện các dự án sản xuất của họ.
Dữ liệu lớn (Big data)
Trong khi đó, các công ty bắt đầu nhận ra lợi ích khổng lồ của ‘big data’, với ưu điểm là chi phí thấp và điện toán đám mây dễ truy cập. Việc thu thập và phân tích dữ liệu từ mọi phương diện doanh nghiệp có thể được ứng dụng nhờ vào các kỹ thuật như trí tuệ nhân tạo (AI), dễ dàng dự báo thị trường hoặc xu hướng kinh doanh, cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng, giảm "thời gian chết" và thích ứng nhanh với sự thay đổi. Đặc biệt, big data giúp chỉ ra các nguyên nhân gây thất thoát trong sản xuất và hư hỏng thiết bị, điều mà có thể tránh được nhờ bảo trì dự đoán.
Thật vậy, bảo trì dự đoán nâng cao được coi là một ứng dụng then chốt trong thời gian tới. Nó kết hợp nhiều công nghệ với nền tảng Công nghiệp 4.0 như điện toán đám mây, cảm biến kết nối (IoT), big data, phân tích nâng cao và máy học (machine learning).
Bảo trì dự đoán nâng cao hứa hẹn mang lại hiệu quả vận hành và độ tin cậy cao cũng như cải thiện năng suất hoạt động. Mặc dù vẫn còn ở giai đoạn sơ khai nhưng điểm đáng chú ý ở ứng dụng này là khả năng truy cập và kiểm soát quy trình từ xa trong toàn bộ doanh nghiệp. Các giải pháp kỹ thuật số giúp thu thập và phân tích dữ liệu dự đoán sẽ trở nên phổ biến trong tương lai.
Tuy nhiên, với bất kỳ hệ thống số hóa phức tạp nào, dù là một thiết bị đơn lẻ, mạng lưới cảm biến hay lắp đặt toàn doanh nghiệp, bảo mật là một vấn đề cần lưu tâm. Độ phức tạp càng lớn thì càng có nhiều điểm yếu bị bộc lộ. Có nhiều phương pháp để hạn chế rủi ro, trong đó cách tốt nhất là làm việc với các đối tác đáng tin cậy và xây dựng kế hoạch xử lý sự cố khi (nếu) có vi phạm bảo mật.
Nhân lực
Một trong những nguyên nhân chính tạo nên sự do dự khi áp dụng tăng tốc kỹ thuật số rộng rãi là sự thay đổi tại nơi làm việc. Mục đích là chuyển đổi công việc từ thủ công sang kỹ thuật số, giảm các việc lặp lại mang giá trị thấp và nâng cao năng suất của nhân viên. Việc hỗ trợ lao động thông qua thay đổi này đòi hỏi phải có sự tập huấn chuyển đổi quy cách làm việc dành cho nhân viên trong công ty.
Đại dịch đã chứng minh rằng những thay đổi đáng kể trong phương thức làm việc (ví dụ như làm việc tại nhà) có thể mang lại kết quả tích cực. Chủ yếu là "kiểm tra và học hỏi", thực hiện cải cách, thay đổi từ từ dựa theo phương thức cụ thể và làm việc với nhau để thấy được sự thay đổi đang dần có những hiệu quả như mong muốn.
Chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tiếp theo
Các sự kiện có tiềm năng làm gián đoạn kinh doanh đang ngày càng tăng như thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, biến đổi khí hậu, tấn công mạng, chiến tranh thương mại và các sự kiện địa chính trị. Điều chắc chắn là các sự kiện này sẽ xảy ra trong tương lai nên dù sớm hay muộn thì chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Đầu tư thêm vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cho phép chúng tôi chuẩn bị tốt hơn, đáp ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn với các nhu cầu đang ngày càng thay đổi cũng như các cuộc khủng hoảng và sự gián đoạn kinh doanh trong tương lai. Các công cụ phân tích dữ liệu hiện đang hỗ trợ dự đoán thị trường hoặc xu hướng kinh doanh và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Hơn nữa, nhiều trung tâm phân phối tự động hóa sẽ giúp cải thiện khả năng quản lý hàng tồn kho, hiệu quả logistics và an toàn lao động. Chúng tôi không ngừng phát triển các giải pháp giúp gia tăng giá trị nhằm hỗ trợ khách hàng nắm bắt được sự tăng tốc kỹ thuật số và đạt được những lợi ích khi làm việc với một đối tác đáng tin cậy.
Việc số hóa chắc chắn sẽ làm gián đoạn các quy trình và đem đến những thay đổi lớn trong văn hóa và phương thức làm việc. Nhưng Covid-19 đã cho chúng ta thấy một sự thật đáng buồn là chi phí gián đoạn do dịch bệnh gây ra còn lớn hơn rất nhiều nếu như không áp dụng số hóa.
Eileen Yap - Tổng Giám đốc RS Components
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị