Trong báo cáo mới công bố của Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BSC kỳ vọng tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng năm 2022 sẽ đạt mức 22,2%, cao hơn so với dự báo trước đó nhờ kinh tế phục hồi sau dịch bệnh.
Trong đó, có 13 ngân hàng thương mại đã được Ngân hàng Nhà nước nới hạn mức tín dụng, cao nhất lên tới 17,4%. Việc này sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng cho các ngân hàng, đặc biệt vào mùa cao điểm tín dụng cuối năm.
Trong số 13 ngân hàng, có 3 ngân hàng được nới room tín dụng cao trên 16%, còn lại được phép tăng trưởng từ 9,5% - 15%. Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp room dựa trên đánh giá về tỷ lệ an toàn vốn, danh mục đầu tư và đặc biệt là cam kết giảm lãi suất hỗ trợ người dân, doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại.
Ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho hay: "Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh room tín dụng cho ngân hàng thương mại là phù hợp, kịp thời, để tạo điều kiện cho những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng COVID-19 có phương án vay vốn sản xuất phục hồi kinh doanh".
Tuy nhiên, trong bối cảnh hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp bị gián đoạn vì dịch bệnh, các chuyên gia khuyến cáo, cần kiểm soát chặt các khoản tín dụng được giải ngân trong thời gian tới, để tránh tình trạng tăng trưởng tín dụng ảo, không thực chất.
Tín dụng đã tăng chậm lại từ tháng 7 khi nhiều địa phương thực hiện giãn cách. Đến cuối tháng 7, đạt khoảng 6,9%.
Ngân hàng Nhà nước cho biết mục tiêu tín dụng được đặt ra cho cả năm nay khoảng 12%, có thể điều chỉnh tùy thuộc tình hình kinh tế và việc nới room cho các ngân hàng thương mại vẫn được cân đối theo mục tiêu chung.
VTV.vn - Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định Ngân hàng Nhà nước sẽ không bỏ trần hạn mức tín dụng đối với từng ngân hàng thương mại.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!