Nhiều công ty Nhật Bản do không thể tìm được nhà cung cấp đã phải đặt mua chip qua các kênh phi truyền thống như đặt mua trên mạng, kết quả là mua phải chip kém chất lượng, đã qua sử dụng hoặc bị giả mạo nguồn gốc xuất xứ.
Công ty kiểm tra chất lượng chip Oki cho biết, chỉ riêng trong tháng 8 đã nhận được 150 đề nghị hỗ trợ kiểm định từ các nhà sản xuất máy móc công nghiệp, trang thiết bị y tế, đồ điện tử gia dụng của Nhật Bản.
Theo các kỹ sư của Oki, dấu hiệu đáng ngờ nhất trên chip giả nằm ở vỏ ngoài hoặc quy cách đóng gói (package). Thông thường, một dấu tròn nhỏ khắc trên package nhằm giúp định hướng khi lắp đặt. Nhiều trường hợp, chip giả đánh dấu sai vị trí.
Chip thật được đánh dấu ở package (ảnh trên), trong khi chip giả (ảnh dưới) không có dấu hiệu này. Ảnh: Nikkei Asia
Chip giả hoặc bị làm mới từ chip cũ sẽ có các dấu hiệu khác dễ nhận biết như thiết kế không đồng nhất, tem được dán không đúng quy cách của nhà sản xuất thật. Tuy vậy, nhiều chip giả được làm một cách tinh vi và dễ trộn lẫn vào chip thật.
Theo các chuyên gia, những hành động trên có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng của công ty, cũng như việc giám sát thị trường chip giả càng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt một số phi vụ mang tính chất xuyên quốc gia.
Ngoài ra, thiết bị gắn chip giả sẽ gây ra thiệt hại lớn cho thị trường nói chung và người dùng nói riêng do hiệu suất không ổn định và các nguy cơ khác.
Nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới TSMC cho biết, tình trạng thiếu chip có thể kéo dài đến tận năm 2023.
VTV.vn-Giám đốc điều hành (CEO) công ty sản xuất chip nước Đức Infineon vừa cho biết, tập đoàn này dự đoán tình trạng thiếu chip hiện tại trên toàn cầu sẽ kéo dài sang cả năm 2023.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.58802455102901202-et-couq-taux-nas-iouhc-oav-nel-gnoul-tahc-mek-pihc/et-hnik/nv.vtv